Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sau hơn 9 năm, tỉnh Lai Châu đã có bước phát triển cao, góp phầnhình thành giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền biên giớiquốc gia, tạo kết cấu hạ tầng mới với nhiều thành tựu đột phá hơn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, Lai Châu cần làm tốt quy hoạch và kế hoạch 5 nămgắn với gắn với phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương; huy độngmọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó tập trung đầu tưđô thị thị xã Lai Châu đạt tiêu chuẩn thành phố trực thuốc tỉnh vào năm2014, kiên cố hóa trường lớp đáp ứng nhu cầu nhà ở bán trú cho họcsinh, nhà công vụ cho giáo viên.
Lai Châu cần thực hiện có hiệu quả Đềán đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo,thanh niên dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ, nhucầu phát triển kinh tế và phục vụ cho xuất khẩu lao động; chú ý xây dựngcác mô hình chuyển đổi để hướng dẫn nhân rộng.
PhóThủ tướng yêu cầu Lai Châu quan tâm sắp xếp ổn định dân cư gắn với đầutư theo quy hoạch, đảm bảo sản xuất và đời sống nhân dân được ổn địnhlâu dài; tính toán để phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế về phát triểnnông lâm thủy sản và chế biến khoáng sản, dịch vụ du lịch, cây côngnghiệp đặc biệt là cây cao su và chè, đồng thời có những giải pháp đẩymạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biếnvà thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh các sảnphẩm hàng hóa…
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Khắc Chử đã báo cáo với Phó Thủ tướng tình hìnhthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninhquý 1 và một số nhiệm vụ trọng tâm quý 2 năm 2013; báo cáo kinh tế-xãhội sau chín năm chia tách, thành lập tỉnh.
Theo đó,sau chín năm chia tách, thu nhập bình quân đầu người của Lai Châu tăng gấpbốn lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm 6-7%/năm, tốc độ giảm nghèo cao, các lĩnhvực văn hóa, giáo dục, y tế, lao động việc làm được quan tâm và đầu tưxây dựng, song Lai Châu vẫn là một tỉnh khó khăn nhất.
Tỉnh Lai Châu đãthực hiện tốt an sinh xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữvững, cơ bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Quý 1/2013, tỉnhđã kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọngđiểm, do đó kinh tế xã hội tiếp tục phát triển ổn định, tạo tiền đề đểLai Châu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành Trung ương cũng cho ý kiến về những kiến nghị của tỉnhLai Châu, liên quan đến các nhóm vấn đề: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng, sân bay; hoàn thành các công trình dở dang vùng tái định cư thủyđiện, bố trí nguồn lực để thị xã Lai Châu thành thành phố trực thuộctỉnh năm 2014; cải tạo nâng cấp đường tỉnh bằng vốn ODA trên cơ sở mộtphần vốn ngân sách tỉnh, đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm 3 xã cònlại; đầu tư cấp điện đến các xã chưa có điện…
Chính phủ và các bộ, ngànhcũng nhất trí đề nghị dành 180 tỷ đồng đầu tư huyện Nậm Nhùn (huyện mớithành lập) bổ sung vào diện 30a.
Trước đó, sáng 7/4, PhóThủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ tiếp tục đến thăm, trực tiếp khảo sát việc thực hiện một sốchính sách về phát triển giáo dục, đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa tạimột số cơ sở điển hình của tỉnh Lai Châu là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, Trường Mầm nonTân phong, thị xã Lai Châu, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Laichâu, Trường Trung cấp dạy nghề tỉnh Lai Châu.
Tại các điểm đoàn đến thăm, khungcảnh khang trang và hiện đại tại các cơ sở y tế, giáo dụcđã cho thấy các chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, y tế, an sinh xãhội của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc đã đi vào cuộcsống. Đặc biệt là các chính sách về ưu tiên phát triển giáo dục mầm non,dạy tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi người dân tộc, xây dựng hệ thống trườngnội trú và các chính sách hỗ trợ học bổng, cấp chi phí sinh hoạt chohọc sinh dân tộc,….
Phó Thủ tướng căn dặn các thầy cô, các học sinh phải quan tâm gìn giữvà bảo tồn, phát triển đời sống văn hóa đa dạng của đồng bào các dântộc. Bên cạnh việc dạy kiến thức, cần chú ý giáo dục toàn diện về đạođức, kỹ năng sống, dạy nghề, đảm bảo cho mỗi học sinh dân tộc học đượcmột nghề khi trưởng thành. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn dànhưu tiên để các em thực hiện mục tiêu này./.