Ngày 5/6 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với trường Đại học Monash (Australia) tổ chức Hội nghị quốc tế “Chính sách ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” với sự tham dự của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị là cơ hội để các đại biểu trao đổi, thảo luận, đưa ra những chính sách phù hợp thông qua các chương trình chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo kịch bản gần đây nhất, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ tăng khoảng 2,1 đến 3,3 độ C; tổng lượng mưa hàng năm và lượng mưa của mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa của mùa khô lại giảm; mực nước biển có thể dâng đến 1m so với lượng trung bình năm (1980-1990).
Nếu mực nước biển dâng cao như vậy, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc nhấn mạnh ý thức rõ về tác động của biến đổi khí hậu có thể gây ra, cũng như cơ hội mà biến đổi khí hậu có thể mang lại, Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế đã sớm có hành động chiến lược nhằm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Trong đó tập trung vào bốn vấn đề là chủ động ứng phó với thiên tai và nước biển dâng, bảo vệ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, các vấn đề an toàn xã hội; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các điều kiện của quốc gia và mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng các bon thấp; tăng cường năng lực quản lý nâng cao ý thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và phát triển khoa học-công nghệ.
Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về biến đổi khí hậu - đại diện trường Đại học Monash khẳng định sẽ giúp Chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho các địa phương và cộng đồng; giúp các nhà khoa học nghiên cứu các giống lúa chịu được mặn; tăng cường hoạt động truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu cho đồng bào các dân tộc ít người...
Dự kiến trong thời gian tới, khu vực sông Cầu (Thái Nguyên) sẽ được chọn là địa điểm nghiên cứu./.
Hội nghị là cơ hội để các đại biểu trao đổi, thảo luận, đưa ra những chính sách phù hợp thông qua các chương trình chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo kịch bản gần đây nhất, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ tăng khoảng 2,1 đến 3,3 độ C; tổng lượng mưa hàng năm và lượng mưa của mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa của mùa khô lại giảm; mực nước biển có thể dâng đến 1m so với lượng trung bình năm (1980-1990).
Nếu mực nước biển dâng cao như vậy, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc nhấn mạnh ý thức rõ về tác động của biến đổi khí hậu có thể gây ra, cũng như cơ hội mà biến đổi khí hậu có thể mang lại, Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế đã sớm có hành động chiến lược nhằm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Trong đó tập trung vào bốn vấn đề là chủ động ứng phó với thiên tai và nước biển dâng, bảo vệ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, các vấn đề an toàn xã hội; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các điều kiện của quốc gia và mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng các bon thấp; tăng cường năng lực quản lý nâng cao ý thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và phát triển khoa học-công nghệ.
Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về biến đổi khí hậu - đại diện trường Đại học Monash khẳng định sẽ giúp Chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho các địa phương và cộng đồng; giúp các nhà khoa học nghiên cứu các giống lúa chịu được mặn; tăng cường hoạt động truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu cho đồng bào các dân tộc ít người...
Dự kiến trong thời gian tới, khu vực sông Cầu (Thái Nguyên) sẽ được chọn là địa điểm nghiên cứu./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)