Đối với các trẻ em mà có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn mức trung bình thì việc nuôi chó trong nhà sẽ làm tăng các khả năng mắc bệnh về phổi, một nghiên cứu mới đã chỉ ra vậy.
Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí Miễn dịch học và Dị ứng Trẻ em, được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm với 380 trẻ em có nguy cơ cao bị hen suyễn do lịch sử gia đình.
Theo nghiên cứu này, những trẻ em khoảng bảy tuổi mà hay tiếp xúc với chó có nhiều khả năng bị mắc bệnh hen suyễn. Trong khi đó, nghiên cứu lại phát hiện ra rằng không có mối liên hệ giữa căn bệnh này với việc tiếp xúc với mèo.
Tiến sỹ Chris Carlsten của Bệnh viện Vancouver General ở Canada nói rằng chính xác chó có mối liên hệ với nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn trong khi mèo lại vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Nguyên nhân là do nội độc tố - một chất do vi khuẩn sinh ra và được biết tới như chất kích thích gây viêm sưng trong bầu không khí.
Ông Carlsten phát biểu rằng: "Các loại chó thường có nhiều nội độc tố trên người chúng, trong khi đó mèo lại có ít hơn nhiều."
Ông Carlsten và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng việc trẻ em khoảng 7 tuổi tiếp xúc với số lượng lớn chất gây dị ứng ở chó - ít nhất là 2 microgram/1 gram bụi nhà - sẽ có nguy cơ cao gấp ba lần mắc bệnh hen suyễn nếu như tiếp xúc ít hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ xem xét đến các trẻ em có nguy cơ cao bị mắc bệnh hen suyễn, nó vẫn chưa rõ ràng là liệu những kết quả này có đúng với các trẻ em có nguy cơ ở mức trung bình hay không./.
Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí Miễn dịch học và Dị ứng Trẻ em, được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm với 380 trẻ em có nguy cơ cao bị hen suyễn do lịch sử gia đình.
Theo nghiên cứu này, những trẻ em khoảng bảy tuổi mà hay tiếp xúc với chó có nhiều khả năng bị mắc bệnh hen suyễn. Trong khi đó, nghiên cứu lại phát hiện ra rằng không có mối liên hệ giữa căn bệnh này với việc tiếp xúc với mèo.
Tiến sỹ Chris Carlsten của Bệnh viện Vancouver General ở Canada nói rằng chính xác chó có mối liên hệ với nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn trong khi mèo lại vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Nguyên nhân là do nội độc tố - một chất do vi khuẩn sinh ra và được biết tới như chất kích thích gây viêm sưng trong bầu không khí.
Ông Carlsten phát biểu rằng: "Các loại chó thường có nhiều nội độc tố trên người chúng, trong khi đó mèo lại có ít hơn nhiều."
Ông Carlsten và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng việc trẻ em khoảng 7 tuổi tiếp xúc với số lượng lớn chất gây dị ứng ở chó - ít nhất là 2 microgram/1 gram bụi nhà - sẽ có nguy cơ cao gấp ba lần mắc bệnh hen suyễn nếu như tiếp xúc ít hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ xem xét đến các trẻ em có nguy cơ cao bị mắc bệnh hen suyễn, nó vẫn chưa rõ ràng là liệu những kết quả này có đúng với các trẻ em có nguy cơ ở mức trung bình hay không./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)