Chiều 4/5, tiếp tục phiên họp thứ 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã cho ý kiến về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011 và việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011, theo báo cáo của Chính phủ, nguồn vượt thu và dư dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2011 là 59.042 tỷ đồng.
Dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi ngân sách nhà nước (1.170 tỷ đồng) cho hai nhiệm vụ bổ sung cấp bù chênh lệch lãi suất năm 2011 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội 500 tỷ đồng; bổ sung kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cứu trợ, viện trợ trong năm 2010 và 2011 là 670 tỷ đồng.
Chính phủ cũng dự kiến phương án phân bổ sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011: dành 46.500 tỷ đồng (80,3% nguồn vượt thu) để giảm bội chi ngân sách; tăng chi trả nợ; chuyển nguồn để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước năm 2012.
Đồng thời thưởng vượt thu và bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương do nguyên nhân khách quan 3.268,4 tỷ đồng; thực hiện các dự án khắc phục bão lụt cấp bách 1.000 tỷ đồng; hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở 300 tỷ đồng; bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan Trung ương 1.205,8 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương trọng điểm thu đầu tư phát triển hạ tầng 2.860 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện các dự án cấp bách 2.301,6 tỷ đồng; bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ 436,2 tỷ đồng.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và cho rằng để bảo đảm tính minh bạch, công bằng, hợp lý, việc phân bổ, sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương phải tuân thủ đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước; phải xây dựng các tiêu chí phân bổ cụ thể; ưu tiên cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các tỉnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; việc phân bổ vốn đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình cấp bách, cần thiết thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi có khả năng hoàn thành trong năm 2012 và 2013 không nằm trong danh mục các công trình đã được hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Đối với khoản kinh phí 300 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dành thêm 450 tỷ đồng để bảo đảm kinh phí 750 tỷ đồng để bố trí xây dựng khoảng 73.000 ngôi nhà cho người có công với cách mạng vì đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ xây dựng phương án thực hiện cụ thể để chính sách về nhà ở đối với người có công với cách mạng phát huy hiệu quả, thực hiện đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phấn đấu đến cuối năm 2013 cơ bản hoàn thành mục tiêu này.
Cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành bổ sung Luật Việc làm và Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); bổ sung dự án Luật biển Việt Nam vào Chương trình năm 2012 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Đồng thời, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng đề nghị rút dự án Luật Đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Thư viện ra khỏi chương trình năm 2012; lùi thời gian cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Đất đai (sửa đổi)...
Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 gồm 30 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh trong chương trình chính thức và 17 dự án luật trong Chương trình chuẩn bị; bổ sung 3 dự án luật và điều chỉnh tiến độ 4 dự án luật khác trong chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2012; bổ sung 3 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII./.
Về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011, theo báo cáo của Chính phủ, nguồn vượt thu và dư dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2011 là 59.042 tỷ đồng.
Dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi ngân sách nhà nước (1.170 tỷ đồng) cho hai nhiệm vụ bổ sung cấp bù chênh lệch lãi suất năm 2011 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội 500 tỷ đồng; bổ sung kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cứu trợ, viện trợ trong năm 2010 và 2011 là 670 tỷ đồng.
Chính phủ cũng dự kiến phương án phân bổ sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011: dành 46.500 tỷ đồng (80,3% nguồn vượt thu) để giảm bội chi ngân sách; tăng chi trả nợ; chuyển nguồn để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước năm 2012.
Đồng thời thưởng vượt thu và bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương do nguyên nhân khách quan 3.268,4 tỷ đồng; thực hiện các dự án khắc phục bão lụt cấp bách 1.000 tỷ đồng; hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở 300 tỷ đồng; bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan Trung ương 1.205,8 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương trọng điểm thu đầu tư phát triển hạ tầng 2.860 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện các dự án cấp bách 2.301,6 tỷ đồng; bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ 436,2 tỷ đồng.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và cho rằng để bảo đảm tính minh bạch, công bằng, hợp lý, việc phân bổ, sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương phải tuân thủ đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước; phải xây dựng các tiêu chí phân bổ cụ thể; ưu tiên cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các tỉnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; việc phân bổ vốn đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình cấp bách, cần thiết thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi có khả năng hoàn thành trong năm 2012 và 2013 không nằm trong danh mục các công trình đã được hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Đối với khoản kinh phí 300 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dành thêm 450 tỷ đồng để bảo đảm kinh phí 750 tỷ đồng để bố trí xây dựng khoảng 73.000 ngôi nhà cho người có công với cách mạng vì đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ xây dựng phương án thực hiện cụ thể để chính sách về nhà ở đối với người có công với cách mạng phát huy hiệu quả, thực hiện đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phấn đấu đến cuối năm 2013 cơ bản hoàn thành mục tiêu này.
Cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành bổ sung Luật Việc làm và Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); bổ sung dự án Luật biển Việt Nam vào Chương trình năm 2012 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Đồng thời, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng đề nghị rút dự án Luật Đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Thư viện ra khỏi chương trình năm 2012; lùi thời gian cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Đất đai (sửa đổi)...
Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 gồm 30 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh trong chương trình chính thức và 17 dự án luật trong Chương trình chuẩn bị; bổ sung 3 dự án luật và điều chỉnh tiến độ 4 dự án luật khác trong chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2012; bổ sung 3 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII./.
Phúc Hằng (TTXVN)