“Khi những câu chuyện của cán bộ hải quan gắn liền với con trâu, cây lúa của bà con miền núi thì vấn đề tuyên truyền chống buôn lậu mới thực sự có hiệu quả,” ông Đàm Viết Nghị , Cục phó Cục hải quan tỉnh Cao Bằng đã nhấn mạnh như vậy khi nói về cuộc chiến chống buôn lậu ở nơi địa đầu đất nước.
- Tình hình kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu đang được hải quan Cao Bằng triển khai ra sao, đặc biệt là trong khoảng thời gian buôn lậu đang nóng như hiện tại, thưa ông?
Ông Đàm Viết Nghị: Theo thông lệ, càng về cuối năm, tình hình buôn lậu càng trở nên phức tạp. Đặc biệt, so với thời gian trước, mức độ của các vụ việc buôn lậu ở địa bàn Cao Bằng đang có xu hướng gia tăng.
Trong đó, ma tuý hiện cũng đang khá phức tạo ở Cao Bằng vì đây là địa bàn trung chuyển. Hiện có hai luồng ma túy qua Cao Bằng; trong đó ma túy dạng tổng hợp và lỏng thường vận chuyển từ Trung Quốc về và heroin thì từ các tỉnh Tây Bắc qua Cao Bằng về những nơi khác.
Với riêng mặt hàng pháo nổ, thời gian qua, lực lượng hải quan Cao Bằng đã tổ chức bắt giữ được gần 200 kg pháo lậu tuồn qua biên giới.
Với mặt hàng này, chúng tôi kiểm soát rất chặt tại các cửa khẩu, bởi thế, dân buôn chủ yếu thuê bà con địa phương để gùi hàng qua đường mòn về xuôi. Những gói hàng này sau đó sẽ được gom lại bởi các đối tượng ở sâu trong nội địa. Chính điều này đã tạo khó khăn không nhỏ cho lực lượng hải quan bởi lực lượng biên chế của chúng tôi mỏng trong khi địa bàn hoạt động lại rộng và phức tạp.
Điểm nóng hiện tại được chúng tôi xác định là các khu vực lân cận cửa khẩu nhất là nơi có hoạt động xuất nhập khẩu nhiều. Bởi thế, Cục đã chỉ đạo các đơn vị nắm bắt các điểm nóng và tập trung làm chặt. Không những thế, nếu lực lượng ở cửa khẩu mỏng có thể bố trí tạm thời khu vực khác.
- Có một thực tế, công tác kiểm soát và chống hàng lậu của ngành hải quan hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn do hạn chế trong thẩm quyền xử lý của Hải quan. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Ông Đàm Viết Nghị: Rõ ràng, công tác của hải quan hiện nay vẫn bị hạn chế nhiều do chính sách. Ví dụ rõ ràng nhất là chúng tôi chỉ được phép hoạt động trên địa bàn được quy định cụ thể. Chỉ cần vượt quá khu vực này, chúng tôi đã không có quyền bắt và xử lý.
Mặt khác, khi chặn bắt các phương tiện di chuyển, hải quan cũng không có cờ hiệu gì để dừng xe. Khi gặp các đối tượng manh động hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp chúng lao cả phương tiện vào lực lượng đang làm nhiệm vụ.
Tất nhiên, lực lượng hải quan vẫn sẽ làm hết sức trong thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên chủ động phối hợp với ngành công an và biên phòng.
Tuy vậy, theo tôi, để có thể nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, rất cần thiết phải nâng cao quyền cho hải quan.
- Việc xé lẻ hàng và thuê người dân địa phương thẩm lậu về xuôi như trên là vấn đề khá phổ biến ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là ở địa bàn nhiều lối mòn như Cao Bằng. Theo ông, làm sao để giải quyết triệt để tình trạng này?
Ông Đàm Viết Nghị: Theo tôi, đời sống bà con càng khó khăn thì càng dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Bởi thế, vấn đề gốc rễ mà chúng ta phải làm là giải bài toán kinh tế cho bà con, đặc biệt là những người ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Ở một số khu vực biên giới như cửa khẩu Trà Lĩnh, chúng tôi đã thành lập các đội bốc vác để tạo thêm thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, việc này chỉ giải quyết được vấn đề ở khu vực cửa khẩu. Ở những nơi xa hơn, việc này rõ ràng cần thêm sự giúp sức của chính quyền địa phương. Thế nhưng, phải thừa nhận là, khả năng của địa phương cũng có mức độ và những nơi này cũng khó có cơ sở sản xuất để bà con tham gia.
Ngoài ra, để nâng cao ý thức của bà con, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền để bà con không tiếp tay cho những đối tượng buôn lậu.
- Rõ ràng, ở nhiều nơi, khi bài toán kinh tế chưa được giải quyết triệt để thì tuyên truyền có lẽ vẫn là công tác quan trọng hàng đầu. Ông cho rằng phải làm sao để việc tuyên truyền thực sự hiệu quả?
Ông Đàm Viết Nghị: Đúng là chống hàng lậu cũng phải bắt đầu từ chuyện dân vận. Thế nhưng, nếu chúng ta chỉ tập hợp bà con để nói về công tác hải quan thì rất khó để thu hút mọi người vì đó là những vấn đề không hấp dẫn.
Bởi vậy, chúng tôi thường làm theo mô hình lồng ghép tuyên truyền mỗi khi bà con trong xã, xóm có các cuộc họp. Những dịp như thế, chúng tôi sẽ xin vài chục phút trong chương trình để nói chuyện với mọi người. Tôi thấy rằng, đây là cách tuyên truyền khá hiệu quả vì khi những câu chuyện gắn liền với cuộc sống thường nhật của bà con như cây lúa, con trâu thì mọi người mới dễ tham gia và tiếp thu.
Đây là hoạt động thường xuyên của lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng để tuyên truyền với bà con về an ninh biên giới, nâng cao nhận thức của mọi người.
Chúng tôi có một ví dụ rất sinh động về vấn đề này. Đây cũng chính là thành quả mà chúng tôi đạt được trong công tác chống buôn lậu đầy gian nan hiện nay./.
Bài 3: Chống buôn lậu: Đổi thay từ đội cửu vạn người Tày
- Tình hình kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu đang được hải quan Cao Bằng triển khai ra sao, đặc biệt là trong khoảng thời gian buôn lậu đang nóng như hiện tại, thưa ông?
Ông Đàm Viết Nghị: Theo thông lệ, càng về cuối năm, tình hình buôn lậu càng trở nên phức tạp. Đặc biệt, so với thời gian trước, mức độ của các vụ việc buôn lậu ở địa bàn Cao Bằng đang có xu hướng gia tăng.
Trong đó, ma tuý hiện cũng đang khá phức tạo ở Cao Bằng vì đây là địa bàn trung chuyển. Hiện có hai luồng ma túy qua Cao Bằng; trong đó ma túy dạng tổng hợp và lỏng thường vận chuyển từ Trung Quốc về và heroin thì từ các tỉnh Tây Bắc qua Cao Bằng về những nơi khác.
Với riêng mặt hàng pháo nổ, thời gian qua, lực lượng hải quan Cao Bằng đã tổ chức bắt giữ được gần 200 kg pháo lậu tuồn qua biên giới.
Với mặt hàng này, chúng tôi kiểm soát rất chặt tại các cửa khẩu, bởi thế, dân buôn chủ yếu thuê bà con địa phương để gùi hàng qua đường mòn về xuôi. Những gói hàng này sau đó sẽ được gom lại bởi các đối tượng ở sâu trong nội địa. Chính điều này đã tạo khó khăn không nhỏ cho lực lượng hải quan bởi lực lượng biên chế của chúng tôi mỏng trong khi địa bàn hoạt động lại rộng và phức tạp.
Điểm nóng hiện tại được chúng tôi xác định là các khu vực lân cận cửa khẩu nhất là nơi có hoạt động xuất nhập khẩu nhiều. Bởi thế, Cục đã chỉ đạo các đơn vị nắm bắt các điểm nóng và tập trung làm chặt. Không những thế, nếu lực lượng ở cửa khẩu mỏng có thể bố trí tạm thời khu vực khác.
- Có một thực tế, công tác kiểm soát và chống hàng lậu của ngành hải quan hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn do hạn chế trong thẩm quyền xử lý của Hải quan. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Ông Đàm Viết Nghị: Rõ ràng, công tác của hải quan hiện nay vẫn bị hạn chế nhiều do chính sách. Ví dụ rõ ràng nhất là chúng tôi chỉ được phép hoạt động trên địa bàn được quy định cụ thể. Chỉ cần vượt quá khu vực này, chúng tôi đã không có quyền bắt và xử lý.
Mặt khác, khi chặn bắt các phương tiện di chuyển, hải quan cũng không có cờ hiệu gì để dừng xe. Khi gặp các đối tượng manh động hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp chúng lao cả phương tiện vào lực lượng đang làm nhiệm vụ.
Tất nhiên, lực lượng hải quan vẫn sẽ làm hết sức trong thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên chủ động phối hợp với ngành công an và biên phòng.
Tuy vậy, theo tôi, để có thể nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, rất cần thiết phải nâng cao quyền cho hải quan.
- Việc xé lẻ hàng và thuê người dân địa phương thẩm lậu về xuôi như trên là vấn đề khá phổ biến ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là ở địa bàn nhiều lối mòn như Cao Bằng. Theo ông, làm sao để giải quyết triệt để tình trạng này?
Ông Đàm Viết Nghị: Theo tôi, đời sống bà con càng khó khăn thì càng dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Bởi thế, vấn đề gốc rễ mà chúng ta phải làm là giải bài toán kinh tế cho bà con, đặc biệt là những người ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Ở một số khu vực biên giới như cửa khẩu Trà Lĩnh, chúng tôi đã thành lập các đội bốc vác để tạo thêm thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, việc này chỉ giải quyết được vấn đề ở khu vực cửa khẩu. Ở những nơi xa hơn, việc này rõ ràng cần thêm sự giúp sức của chính quyền địa phương. Thế nhưng, phải thừa nhận là, khả năng của địa phương cũng có mức độ và những nơi này cũng khó có cơ sở sản xuất để bà con tham gia.
Ngoài ra, để nâng cao ý thức của bà con, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền để bà con không tiếp tay cho những đối tượng buôn lậu.
- Rõ ràng, ở nhiều nơi, khi bài toán kinh tế chưa được giải quyết triệt để thì tuyên truyền có lẽ vẫn là công tác quan trọng hàng đầu. Ông cho rằng phải làm sao để việc tuyên truyền thực sự hiệu quả?
Ông Đàm Viết Nghị: Đúng là chống hàng lậu cũng phải bắt đầu từ chuyện dân vận. Thế nhưng, nếu chúng ta chỉ tập hợp bà con để nói về công tác hải quan thì rất khó để thu hút mọi người vì đó là những vấn đề không hấp dẫn.
Bởi vậy, chúng tôi thường làm theo mô hình lồng ghép tuyên truyền mỗi khi bà con trong xã, xóm có các cuộc họp. Những dịp như thế, chúng tôi sẽ xin vài chục phút trong chương trình để nói chuyện với mọi người. Tôi thấy rằng, đây là cách tuyên truyền khá hiệu quả vì khi những câu chuyện gắn liền với cuộc sống thường nhật của bà con như cây lúa, con trâu thì mọi người mới dễ tham gia và tiếp thu.
Đây là hoạt động thường xuyên của lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng để tuyên truyền với bà con về an ninh biên giới, nâng cao nhận thức của mọi người.
Chúng tôi có một ví dụ rất sinh động về vấn đề này. Đây cũng chính là thành quả mà chúng tôi đạt được trong công tác chống buôn lậu đầy gian nan hiện nay./.
Bài 3: Chống buôn lậu: Đổi thay từ đội cửu vạn người Tày
Xuân Sơn (Vietnam+)