Ngày 24/1, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Phan Cao Trí (sinh năm 1973, quê Tây Ninh), chủ cơ sở massage Tân Hoàng Phát về tội “cưỡng đoạt tài sản” và “bắt giữ người trái pháp luật.”
Cùng bị xét xử với Phan Cao Trí còn có vợ của y là Phan Thị Yến (1979, Cần Thơ) và đồng bọn gồm Phan Việt Hầu (1985, Cần Thơ), Phan Hồng Cường (1977, Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh Phương (1974, Cần Thơ), Nguyễn Hoài Nhanh (1985, Vĩnh Long).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hoàng Phát (ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) do Phan Cao Trí làm chủ đại diện chuyên kinh doanh ngành nghề dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Sau đó, Trí đã chuyển cho em vợ là Phan Việt Hậu làm chủ đại diện, tuy nhiên Trí vẫn đứng sau lưng Hậu điều hành công việc. Ngoài ra, Trí còn làm chủ bốn cơ sở massage khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Trí và Hậu làm một hợp đồng đúng với quy định của pháp luật đối với nhân viên xin vào làm ở công ty Tân Hoàng Phát, tuy nhiên cả hai lại đưa ra và bắt nhân viên ký vào bản thỏa thuận khác với cam kết trái pháp luật. Cụ thể, Trí và Hậu bắt nhân viên phải ăn ở tại công ty, không được phép đi ra bên ngoài, làm việc sau sáu tháng mới xin được nghỉ phép một lần bảy ngày.
Nếu làm việc dưới sáu tháng mà xin nghỉ việc là vi phạm hợp đồng, nhân viên phải bồi thường lại số tiền theo quy định do Trí đưa ra là 24 triệu đồng. Thực tế, các nhân viên masage không được nghỉ phép như hợp đồng đã ký, hoàn toàn mất tự do đi lại và phải làm việc từ chín giờ sáng hôm trước cho đến một giờ sáng hôm sau.
Sau khi hết giờ làm việc, nhân viên đều được đưa về giữ tại nhà của Trí, bên ngoài có 10 nhân viên canh giữ thường trực 24/24 giờ. Nếu nhân viên nào bỏ trốn bị bắt lại hoặc bị khách phàn nàn không “phục vụ tốt” (massage kích dục) thì sẽ bị đánh đập, không cho đi làm, bắt ở nhà dọn dẹp vệ sinh, phụ làm bếp từ 3-7 ngày.
Khi nhân viên ở tại nhà mình, Trí đồng thời thu luôn cả tiền ăn lẫn tiền ở của họ. Thay vì trả lương cho nhân viên được ghi trong hợp đồng là 670.000 đồng/người/tháng, Trí chỉ trả cho họ 500.000 đồng/người/tháng. Tiền “boa” của khách, nhân viên chỉ được hưởng 90%, Trí chiếm đoạt 10% còn lại. Đến cuối tháng nhân viên mới được Trí trả tiền, ngay cả tiền “boa.”
Khi đi làm, các nữ nhân viên được bảo vệ “đưa dẫn” và canh giữ cẩn thận. Nếu nhân viên nào muốn nghỉ hoặc xin về phép thì phải đóng tiền thế thân là 15 triệu đồng cho vợ của Trí là Phan Thị Yến, khi nào quay lại làm việc thì mới được nhận lại số tiền này, còn nếu nghỉ luôn thì vợ chồng Trí sẽ chiếm đoạt. Người nhà nhân viên cũng không được tiếp xúc, thăm hỏi nếu chưa được sự cho phép của Trí.
Tổng cộng có 95 nhân viên nữ làm việc tại cơ sở massage Tân Hoàng Phát và các cơ sở khác của vợ chồng Trí, nhưng chỉ có chín người “dũng cảm” viết thư tố cáo vợ chồng Trí có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt 169 triệu đồng của họ.
Cũng trên cơ sở chín thư tố cáo này nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra cơ sở Tân Hoàng Phát và giải thoát thành công 65 nhân viên massage bị giam giữ trái pháp luật tại đây, trong đó những người bị vợ chồng Trí giam giữ và bóc lột sức lao động từ một tháng cho đến năm năm trời.
Sau cuộc giải cứu nói trên của lực lượng chức năng, các cơ sở massage khác của vợ chồng Trí đã tự động thả cho nhân viên đi về. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25/1./.
Cùng bị xét xử với Phan Cao Trí còn có vợ của y là Phan Thị Yến (1979, Cần Thơ) và đồng bọn gồm Phan Việt Hầu (1985, Cần Thơ), Phan Hồng Cường (1977, Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh Phương (1974, Cần Thơ), Nguyễn Hoài Nhanh (1985, Vĩnh Long).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hoàng Phát (ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) do Phan Cao Trí làm chủ đại diện chuyên kinh doanh ngành nghề dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Sau đó, Trí đã chuyển cho em vợ là Phan Việt Hậu làm chủ đại diện, tuy nhiên Trí vẫn đứng sau lưng Hậu điều hành công việc. Ngoài ra, Trí còn làm chủ bốn cơ sở massage khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Trí và Hậu làm một hợp đồng đúng với quy định của pháp luật đối với nhân viên xin vào làm ở công ty Tân Hoàng Phát, tuy nhiên cả hai lại đưa ra và bắt nhân viên ký vào bản thỏa thuận khác với cam kết trái pháp luật. Cụ thể, Trí và Hậu bắt nhân viên phải ăn ở tại công ty, không được phép đi ra bên ngoài, làm việc sau sáu tháng mới xin được nghỉ phép một lần bảy ngày.
Nếu làm việc dưới sáu tháng mà xin nghỉ việc là vi phạm hợp đồng, nhân viên phải bồi thường lại số tiền theo quy định do Trí đưa ra là 24 triệu đồng. Thực tế, các nhân viên masage không được nghỉ phép như hợp đồng đã ký, hoàn toàn mất tự do đi lại và phải làm việc từ chín giờ sáng hôm trước cho đến một giờ sáng hôm sau.
Sau khi hết giờ làm việc, nhân viên đều được đưa về giữ tại nhà của Trí, bên ngoài có 10 nhân viên canh giữ thường trực 24/24 giờ. Nếu nhân viên nào bỏ trốn bị bắt lại hoặc bị khách phàn nàn không “phục vụ tốt” (massage kích dục) thì sẽ bị đánh đập, không cho đi làm, bắt ở nhà dọn dẹp vệ sinh, phụ làm bếp từ 3-7 ngày.
Khi nhân viên ở tại nhà mình, Trí đồng thời thu luôn cả tiền ăn lẫn tiền ở của họ. Thay vì trả lương cho nhân viên được ghi trong hợp đồng là 670.000 đồng/người/tháng, Trí chỉ trả cho họ 500.000 đồng/người/tháng. Tiền “boa” của khách, nhân viên chỉ được hưởng 90%, Trí chiếm đoạt 10% còn lại. Đến cuối tháng nhân viên mới được Trí trả tiền, ngay cả tiền “boa.”
Khi đi làm, các nữ nhân viên được bảo vệ “đưa dẫn” và canh giữ cẩn thận. Nếu nhân viên nào muốn nghỉ hoặc xin về phép thì phải đóng tiền thế thân là 15 triệu đồng cho vợ của Trí là Phan Thị Yến, khi nào quay lại làm việc thì mới được nhận lại số tiền này, còn nếu nghỉ luôn thì vợ chồng Trí sẽ chiếm đoạt. Người nhà nhân viên cũng không được tiếp xúc, thăm hỏi nếu chưa được sự cho phép của Trí.
Tổng cộng có 95 nhân viên nữ làm việc tại cơ sở massage Tân Hoàng Phát và các cơ sở khác của vợ chồng Trí, nhưng chỉ có chín người “dũng cảm” viết thư tố cáo vợ chồng Trí có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt 169 triệu đồng của họ.
Cũng trên cơ sở chín thư tố cáo này nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra cơ sở Tân Hoàng Phát và giải thoát thành công 65 nhân viên massage bị giam giữ trái pháp luật tại đây, trong đó những người bị vợ chồng Trí giam giữ và bóc lột sức lao động từ một tháng cho đến năm năm trời.
Sau cuộc giải cứu nói trên của lực lượng chức năng, các cơ sở massage khác của vợ chồng Trí đã tự động thả cho nhân viên đi về. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25/1./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)