Ngày 25/9, Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp Vangelis Meimarakis đã tạm từ nhiệm vì những bê bối liên quan vụ điều tra tham nhũng nhằm vào 32 nghị sĩ đương nhiệm và cựu nghị sĩ nước này.
Báo chí Hy Lạp dẫn nguồn tin Bộ Tư pháp cho biết trong thông cáo báo chí của mình, ông Meimarakis tuyên bố sẵn sàng làm bất cứ việc gì để làm sáng tỏ sự thật, đồng thời bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc cho rằng ông dính líu đến các vụ rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế lên tới 10,2 tỷ euro (13,2 tỷ USD) trong thập kỷ vừa qua.
Ông khẳng định sẽ không từ chức mà chỉ tạm ngừng làm việc, đồng thời đề nghị các vị phó chủ tịch quốc hội giải quyết các công việc do ông đảm nhận cho đến khi Cơ quan chống tội phạm tài chính và Tòa án Tối cao hoàn tất cuộc điều tra nói trên.
Bộ trưởng Tài chính Yannis Stournaras xác nhận giới chức hữu quan đang điều tra các giao dịch tài chính liên quan 32 quan chức nói trên, trong khi Thủ tướng Antonis Samaras yêu cầu cơ quan tư pháp đẩy nhanh tốc độ điều tra. Hiện danh tính các đối tượng bị điều tra chưa được tiết lộ, song báo chí Hy Lạp đã nhắc đến tên ông Meimarakis và một số cựu bộ trưởng thuộc đảng PASOK và đảng Dân chủ Mới trong liên minh cầm quyền.
Theo các nhà phân tích, vụ việc trên sẽ phủ bóng đen lên toàn bộ hệ thống chính trị của Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh quốc hội nước này đang chuẩn bị bỏ phiếu đối với kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới mà Athens buộc phải thực hiện để được giải ngân phần cứu trợ tiếp theo trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Au (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu này./.
Báo chí Hy Lạp dẫn nguồn tin Bộ Tư pháp cho biết trong thông cáo báo chí của mình, ông Meimarakis tuyên bố sẵn sàng làm bất cứ việc gì để làm sáng tỏ sự thật, đồng thời bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc cho rằng ông dính líu đến các vụ rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế lên tới 10,2 tỷ euro (13,2 tỷ USD) trong thập kỷ vừa qua.
Ông khẳng định sẽ không từ chức mà chỉ tạm ngừng làm việc, đồng thời đề nghị các vị phó chủ tịch quốc hội giải quyết các công việc do ông đảm nhận cho đến khi Cơ quan chống tội phạm tài chính và Tòa án Tối cao hoàn tất cuộc điều tra nói trên.
Bộ trưởng Tài chính Yannis Stournaras xác nhận giới chức hữu quan đang điều tra các giao dịch tài chính liên quan 32 quan chức nói trên, trong khi Thủ tướng Antonis Samaras yêu cầu cơ quan tư pháp đẩy nhanh tốc độ điều tra. Hiện danh tính các đối tượng bị điều tra chưa được tiết lộ, song báo chí Hy Lạp đã nhắc đến tên ông Meimarakis và một số cựu bộ trưởng thuộc đảng PASOK và đảng Dân chủ Mới trong liên minh cầm quyền.
Theo các nhà phân tích, vụ việc trên sẽ phủ bóng đen lên toàn bộ hệ thống chính trị của Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh quốc hội nước này đang chuẩn bị bỏ phiếu đối với kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới mà Athens buộc phải thực hiện để được giải ngân phần cứu trợ tiếp theo trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Au (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu này./.
(TTXVN)