Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu chính thức về những người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế và số liệu người có thẻ Bảo hiểm y tế đang điều trị HIV/AIDS.
Lý giải hiện tượng này, ông Lê Văn Khảm, Vụ Bảo hiểm Y tế cho rằng cơ quan Bảo hiểm xã hội không tổng hợp các chi phí điều trị HIV/AIDS ở người có thẻ Bảo hiểm y tế (khi điều trị nội trú); các chẩn đoán trong điều trị được ghi theo mã của bệnh chính nên không thể hiện mối liên quan đến HIV/AIDS.
Trong khi đó đối với bệnh nhân điều trị nội trú cũng chưa có thống kê về chi phí điều trị Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS vì bệnh nhân nhiễm cũng được coi như những người bệnh bình thường khác.
Bên cạnh đó, người bệnh đa phần không sẵn sàng sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS, trong khi hầu hết các chi phí khám chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS đều được các chương trình phòng chống HIV/AIDS chi trả.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dù chưa có số liệu chính thức, song căn cứ vào quy định đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế và những báo cáo phân tích về nghề nghiệp của người nhiễm cho thấy phần lớn họ là đối tượng không rõ nghề nghiệp hay lao động tự do và có thể nhận định rằng người nhiễm HIV/AIDS tham gia Bảo hiểm y tế vẫn còn thấp.
Ông Khảm cũng cho rằng, tuy nhiên đối với bệnh nhân điều trị bảo hiểm y tế tuy không rõ nghề nghiệp nhưng không có nghĩa là người nhiễm HIV/AIDS không có nghề nghiệp. Nếu họ là công chức, viên chức, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân thì đều là đối tượng có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế.
Ở một phương diện khác, xét về mặt điều kiện kinh tế những người thuộc diện hộ nghèo thì có thẻ bảo hiểm y tế được cấp do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, nhưng theo ông Khảm chắc chắn số lượng này người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ tăng theo quy mô số người gia tăng tham gia bảo hiểm y tế trong toàn xã hội.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm y tế chỉ chi trả chi phí khám chữa bệnh HIV/AIDS của người có thẻ bảo hiểm y tế như các bệnh khác về chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS, chẩn đoán điều trị các bệnh khác. Người bệnh sẽ phải thực hiện “cùng chi trả” chi phí khám chữa bệnh theo đặc điểm nhóm đối tượng đã quy định. Đơn cử như người thuộc diện hộ nghèo phải cùng chi trả 5%, người lao động hưởng lương là 20%.
Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở nguời (HIV/AIDS) có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Theo khoản 3 Điều 39, người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng biệt và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.
Tại Khoản 1, Điều 40 của luật HIV/AIDS quy định người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7/2009 cũng quy định, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế khám chữa bệnh HIV/AIDS do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
Tương tự, các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS đối với người khác cũng được đảm bảo từ quỹ Bảo hiểm y tế./.
Lý giải hiện tượng này, ông Lê Văn Khảm, Vụ Bảo hiểm Y tế cho rằng cơ quan Bảo hiểm xã hội không tổng hợp các chi phí điều trị HIV/AIDS ở người có thẻ Bảo hiểm y tế (khi điều trị nội trú); các chẩn đoán trong điều trị được ghi theo mã của bệnh chính nên không thể hiện mối liên quan đến HIV/AIDS.
Trong khi đó đối với bệnh nhân điều trị nội trú cũng chưa có thống kê về chi phí điều trị Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS vì bệnh nhân nhiễm cũng được coi như những người bệnh bình thường khác.
Bên cạnh đó, người bệnh đa phần không sẵn sàng sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS, trong khi hầu hết các chi phí khám chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS đều được các chương trình phòng chống HIV/AIDS chi trả.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dù chưa có số liệu chính thức, song căn cứ vào quy định đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế và những báo cáo phân tích về nghề nghiệp của người nhiễm cho thấy phần lớn họ là đối tượng không rõ nghề nghiệp hay lao động tự do và có thể nhận định rằng người nhiễm HIV/AIDS tham gia Bảo hiểm y tế vẫn còn thấp.
Ông Khảm cũng cho rằng, tuy nhiên đối với bệnh nhân điều trị bảo hiểm y tế tuy không rõ nghề nghiệp nhưng không có nghĩa là người nhiễm HIV/AIDS không có nghề nghiệp. Nếu họ là công chức, viên chức, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân thì đều là đối tượng có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế.
Ở một phương diện khác, xét về mặt điều kiện kinh tế những người thuộc diện hộ nghèo thì có thẻ bảo hiểm y tế được cấp do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, nhưng theo ông Khảm chắc chắn số lượng này người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ tăng theo quy mô số người gia tăng tham gia bảo hiểm y tế trong toàn xã hội.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm y tế chỉ chi trả chi phí khám chữa bệnh HIV/AIDS của người có thẻ bảo hiểm y tế như các bệnh khác về chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS, chẩn đoán điều trị các bệnh khác. Người bệnh sẽ phải thực hiện “cùng chi trả” chi phí khám chữa bệnh theo đặc điểm nhóm đối tượng đã quy định. Đơn cử như người thuộc diện hộ nghèo phải cùng chi trả 5%, người lao động hưởng lương là 20%.
Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở nguời (HIV/AIDS) có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Theo khoản 3 Điều 39, người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng biệt và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.
Tại Khoản 1, Điều 40 của luật HIV/AIDS quy định người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7/2009 cũng quy định, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế khám chữa bệnh HIV/AIDS do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
Tương tự, các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS đối với người khác cũng được đảm bảo từ quỹ Bảo hiểm y tế./.
PV (TTXVN)