Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới ngập tràn "sắc xanh" trong phiên giao dịch đầu tuần và màu xanh này lan sang nhiều thị trường khác ở châu Á-Thái Bình Dương trong phiên 8/2.
Hoạt động mua bán và sáp nhập cùng với lợi nhuận tăng của các doanh nghiệp Mỹ đã làm tăng lòng tin của giới đầu tư và giúp chứng khoán Phố Wall vững vàng đi lên trong phiên 7/2, cho dù các nhà đầu tư vẫn thận trọng theo dõi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 69,48 điểm lên 12.161,63 điểm, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2008. Chỉ số công nghệ cao Nasdaq cũng tăng 14,69 điểm lên 2.783,99 điểm.
Thuận đà này, các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở châu Âu đồng loạt bứt lên. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London và CAC 40 tại Paris lần lượt tăng 0,89% và 1,08% lên 6.051,03 và 4.090,80 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu thị trường châu Á đi lên. Chỉ số Nikkei tại Tokyo chốt phiên 8/2 ở mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 5/2010, đạt 10.635,98 điểm, tăng 43,94 điểm so với phiên trước.
Theo Takero Inaizumi, người đứng đầu bộ phận vốn của Công ty chứng khoán Mizuho Investors, tâm lý lạc quan của giới đầu tư gia tăng về triển vọng kinh tế Mỹ là nguyên nhân giúp chứng khoán Tokyo tăng điểm. Thêm vào đó, hãng sản xuất ôtô Toyota của Nhật Bản vừa công bố báo cáo cho thấy lãi ròng của họ trong vòng 9 tháng tính đến tháng 12/2010 đã tăng gấp gần bốn lần cho dù có giảm 39% trong quý III/2010.
Chứng khoán Sydney cũng ghi kỷ lục mới khi chỉ số ASX kết thúc phiên với 4.890,4 điểm, mức cao nhất trong 10 tháng qua, tăng 21,9 điểm so với phiên trước, nhờ các cổ phiếu tài chính được giá với sự hậu thuẫn đêm trước của chứng khoán Phố Wall.
Hongkong là thị trường lớn duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương để mất điểm trong phiên 8/2 do các cổ phiếu ngành tài nguyên bị rớt giá theo đà đi xuống của giá dầu thô trên thị trường quốc tế.
Cuối phiên này, chỉ số Hang Seng giảm 69,29 điểm còn 23.484,30 điểm, trong khi thị trường Thượng hải vẫn đóng cửa nghỉ Tết âm lịch./.
Hoạt động mua bán và sáp nhập cùng với lợi nhuận tăng của các doanh nghiệp Mỹ đã làm tăng lòng tin của giới đầu tư và giúp chứng khoán Phố Wall vững vàng đi lên trong phiên 7/2, cho dù các nhà đầu tư vẫn thận trọng theo dõi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 69,48 điểm lên 12.161,63 điểm, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2008. Chỉ số công nghệ cao Nasdaq cũng tăng 14,69 điểm lên 2.783,99 điểm.
Thuận đà này, các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở châu Âu đồng loạt bứt lên. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London và CAC 40 tại Paris lần lượt tăng 0,89% và 1,08% lên 6.051,03 và 4.090,80 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu thị trường châu Á đi lên. Chỉ số Nikkei tại Tokyo chốt phiên 8/2 ở mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 5/2010, đạt 10.635,98 điểm, tăng 43,94 điểm so với phiên trước.
Theo Takero Inaizumi, người đứng đầu bộ phận vốn của Công ty chứng khoán Mizuho Investors, tâm lý lạc quan của giới đầu tư gia tăng về triển vọng kinh tế Mỹ là nguyên nhân giúp chứng khoán Tokyo tăng điểm. Thêm vào đó, hãng sản xuất ôtô Toyota của Nhật Bản vừa công bố báo cáo cho thấy lãi ròng của họ trong vòng 9 tháng tính đến tháng 12/2010 đã tăng gấp gần bốn lần cho dù có giảm 39% trong quý III/2010.
Chứng khoán Sydney cũng ghi kỷ lục mới khi chỉ số ASX kết thúc phiên với 4.890,4 điểm, mức cao nhất trong 10 tháng qua, tăng 21,9 điểm so với phiên trước, nhờ các cổ phiếu tài chính được giá với sự hậu thuẫn đêm trước của chứng khoán Phố Wall.
Hongkong là thị trường lớn duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương để mất điểm trong phiên 8/2 do các cổ phiếu ngành tài nguyên bị rớt giá theo đà đi xuống của giá dầu thô trên thị trường quốc tế.
Cuối phiên này, chỉ số Hang Seng giảm 69,29 điểm còn 23.484,30 điểm, trong khi thị trường Thượng hải vẫn đóng cửa nghỉ Tết âm lịch./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)