Chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên giao dịch ngày 27/12, khi việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) nâng lãi suất cuối tuần qua nhằm kiềm chế lạm phát đã không làm thay đổi triển vọng lạc quan về kinh tế toàn cầu năm 2011.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 76,8 điểm, hay 0,75%, lên 10.355,99 điểm, nới rộng khoảng cách so với các thị trường châu Á khác.
Chỉ số này tăng 10% trong quý này, so với mức tăng 5,4% của chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản). Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải đóng cửa giảm 53,76 điểm, hay 1,9%, xuống 2.781,4 điểm, sau khi tăng điểm vào trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,41 điểm, hay 0,37%, xuống 2.022,19 điểm. Các thị trường lớn như Hongkong và Australia vẫn đóng cửa.
Trong một phiên giao dịch khiêm tốn về lượng khi một số thị trường đóng cửa nghỉ lễ, các nhà đầu tư xem nhẹ lần tăng lãi suất thứ hai trong hai tháng của Trung Quốc, do đây là động thái đã được lường trước.
Nhà phân tích Xu Zhiyuan thuộc Capital-Edge Investment & Management ở Thượng Hải nói lần tăng lãi suất này không nằm ngoài dự đoán của các nhà đầu tư nên không có nhiều tác động tiêu cực lên niềm tin của thị trường.
Ông nhận định về dài hạn, các thị trường Đại lục sẽ vẫn khởi sắc nhờ việc chính phủ tăng cường quản lý kinh tế vĩ mô.
Ngày 25/12, PboC thông báo từ ngày 26/12 sẽ nâng lãi suất cho vay chủ chốt 25 điểm cơ bản, lên 5,81% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cũng 25 điểm cơ bản, lên 2,75%.
Bắc Kinh đã có động thái tương tự vào ngày 19/10 để ngăn chặn lạm phát. Lạm phát ở Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục trong 28 tháng là 5,1% trong tháng 11 vừa qua, bất chấp những biện pháp trừng trị mạnh tay đối với hoạt động đầu cơ và những động thái được tiến hành nhiều lần nhằm giảm bớt dòng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 76,8 điểm, hay 0,75%, lên 10.355,99 điểm, nới rộng khoảng cách so với các thị trường châu Á khác.
Chỉ số này tăng 10% trong quý này, so với mức tăng 5,4% của chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản). Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải đóng cửa giảm 53,76 điểm, hay 1,9%, xuống 2.781,4 điểm, sau khi tăng điểm vào trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,41 điểm, hay 0,37%, xuống 2.022,19 điểm. Các thị trường lớn như Hongkong và Australia vẫn đóng cửa.
Trong một phiên giao dịch khiêm tốn về lượng khi một số thị trường đóng cửa nghỉ lễ, các nhà đầu tư xem nhẹ lần tăng lãi suất thứ hai trong hai tháng của Trung Quốc, do đây là động thái đã được lường trước.
Nhà phân tích Xu Zhiyuan thuộc Capital-Edge Investment & Management ở Thượng Hải nói lần tăng lãi suất này không nằm ngoài dự đoán của các nhà đầu tư nên không có nhiều tác động tiêu cực lên niềm tin của thị trường.
Ông nhận định về dài hạn, các thị trường Đại lục sẽ vẫn khởi sắc nhờ việc chính phủ tăng cường quản lý kinh tế vĩ mô.
Ngày 25/12, PboC thông báo từ ngày 26/12 sẽ nâng lãi suất cho vay chủ chốt 25 điểm cơ bản, lên 5,81% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cũng 25 điểm cơ bản, lên 2,75%.
Bắc Kinh đã có động thái tương tự vào ngày 19/10 để ngăn chặn lạm phát. Lạm phát ở Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục trong 28 tháng là 5,1% trong tháng 11 vừa qua, bất chấp những biện pháp trừng trị mạnh tay đối với hoạt động đầu cơ và những động thái được tiến hành nhiều lần nhằm giảm bớt dòng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)