Trong phiên giao dịch ngày 5/6, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc do xu hướng bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư đã phần nào lắng dịu, sau khi động thái này đã đẩy các chỉ số chứng khoán châu Á liên tục “lao dốc” trong vài phiên giao dịch gần đây, trước mối lo ngại dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 86,37 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 8.382 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng ghi thêm 58,7 điểm (1,47%), lên 4.043,7 điểm; còn tại Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 18,72 điểm (1,05%), lên 1.801,85 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau tăng điểm. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt ghi thêm 3,37 điểm (0,15%) và 73,44 điểm (0,4%) lên 2.311,92 điểm và 18.259,03 điểm.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng diễn biến ảm đạm tại các thị trường chứng khoán từ cuối tuần trước đã mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu giá hời cho giới đầu tư và đưa sắc xanh về các sàn giao dịch cổ phiếu châu Á.
Thêm vào đó, đà tăng của chứng khoán châu Á còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng tài chính Eurozone, dự kiến diễn ra vào cuối ngày 5/6, sẽ giúp liên minh tiền tệ này tìm ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ công hiện tại.
Tuy nhiên, phiên tăng điểm này chưa đủ để xóa tan những lo ngại của giới đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo đặc biệt vừa được công bố ngày 5/6, Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor's nhận định Hy Lạp vẫn phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới.
Nếu kịch bản này xảy ra, chắc chắn nền kinh tế Hy Lạp sẽ bị tàn phá nặng nề trong trung hạn và nguy cơ nước này bị vỡ nợ là khó có thể tránh khỏi.
Trong khi đó, Ngân hàng dự trữ Australia (RBA) cũng vừa quyết định cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với mức lãi suất chủ chốt, xuống còn 3,5%, do tình hình bất ổn của kinh tế châu Âu và sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn của Australia.
Giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp bàn về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tìm kiếm động lực mới cho nền kinh tế hiện đang rất “ốm yếu” của khu vực này.
Đêm trước (4/6), chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần với các mức trồi sụt thất thường, trong bối cảnh những bất ổn kinh tế-chính trị tại châu Âu và các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên các thị trường toàn cầu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,11 điểm, tương đương 0,14%, xuống còn 12.101,46 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 dường như không thay đổi, chỉ “nhích” 0,14 điểm (0,01%), xuống 1.278,18 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng nhẹ 12,53 điểm (0,46%), đóng cửa ở mức 2.760,01 điểm.
Sự bế tắc của châu Âu trong việc tìm ra lời giải cho bài toán nợ công vốn đã kéo dài hơn hai năm qua của Eurozone, cũng như việc thiếu những hướng đi cụ thể nhằm cứu hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ sụp đổ đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ khép lại một phiên giao dịch ảm đạm trong ngày 4/6.
Ngoài ra, khi giới đầu tư chưa hết thất vọng với các báo cáo về việc làm và chi tiêu tiêu dùng của Mỹ vừa được công bố vào cuối tuần trước thì mới đây lại xuất hiện báo cáo cho hay số đơn đặt hàng sản xuất của Mỹ trong tháng 4/2012 đã giảm 0,6%, đánh dấu tháng giảm thứ ba trong vòng bốn tháng gần đây (trong khi giới phân tích dự báo tăng 0,2%).
Thông tin này càng khiến thị trường xuống dốc và kéo chỉ số Dow Jones giảm điểm phiên thứ tư liên tiếp.
Cũng trong phiên giao dịch 4/6, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu biến động không đồng nhất sau nhiều phiên sụt giảm mạnh gần đây.
Kết phiên tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,14%, lên 2.954,19 điểm. Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại giảm 1,19%, chốt ở mức 5.978,23 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán London của Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy mới đây thừa nhận rằng nước này đang trải qua thời kỳ bất ổn, song nhấn mạnh rằng đây vẫn chưa phải là “bên bờ vực thẳm,” đồng thời cam kết Chính phủ sẽ kiên trì theo đuổi chính sách hiện nay.
Madrid tỏ ý ủng hộ gói giải cứu trực tiếp của châu Âu dành cho hệ thống ngân hàng nước này với sự hỗ trợ từ Ủy ban châu Âu (EC), song Chính phủ Đức có vẻ "lạnh nhạt" đối với các biện pháp dành cho nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 86,37 điểm, tương đương 1,04%, đóng cửa ở mức 8.382 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng ghi thêm 58,7 điểm (1,47%), lên 4.043,7 điểm; còn tại Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 18,72 điểm (1,05%), lên 1.801,85 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau tăng điểm. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt ghi thêm 3,37 điểm (0,15%) và 73,44 điểm (0,4%) lên 2.311,92 điểm và 18.259,03 điểm.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng diễn biến ảm đạm tại các thị trường chứng khoán từ cuối tuần trước đã mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu giá hời cho giới đầu tư và đưa sắc xanh về các sàn giao dịch cổ phiếu châu Á.
Thêm vào đó, đà tăng của chứng khoán châu Á còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng tài chính Eurozone, dự kiến diễn ra vào cuối ngày 5/6, sẽ giúp liên minh tiền tệ này tìm ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ công hiện tại.
Tuy nhiên, phiên tăng điểm này chưa đủ để xóa tan những lo ngại của giới đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo đặc biệt vừa được công bố ngày 5/6, Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor's nhận định Hy Lạp vẫn phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới.
Nếu kịch bản này xảy ra, chắc chắn nền kinh tế Hy Lạp sẽ bị tàn phá nặng nề trong trung hạn và nguy cơ nước này bị vỡ nợ là khó có thể tránh khỏi.
Trong khi đó, Ngân hàng dự trữ Australia (RBA) cũng vừa quyết định cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với mức lãi suất chủ chốt, xuống còn 3,5%, do tình hình bất ổn của kinh tế châu Âu và sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn của Australia.
Giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp bàn về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tìm kiếm động lực mới cho nền kinh tế hiện đang rất “ốm yếu” của khu vực này.
Đêm trước (4/6), chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần với các mức trồi sụt thất thường, trong bối cảnh những bất ổn kinh tế-chính trị tại châu Âu và các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên các thị trường toàn cầu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,11 điểm, tương đương 0,14%, xuống còn 12.101,46 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 dường như không thay đổi, chỉ “nhích” 0,14 điểm (0,01%), xuống 1.278,18 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng nhẹ 12,53 điểm (0,46%), đóng cửa ở mức 2.760,01 điểm.
Sự bế tắc của châu Âu trong việc tìm ra lời giải cho bài toán nợ công vốn đã kéo dài hơn hai năm qua của Eurozone, cũng như việc thiếu những hướng đi cụ thể nhằm cứu hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ sụp đổ đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ khép lại một phiên giao dịch ảm đạm trong ngày 4/6.
Ngoài ra, khi giới đầu tư chưa hết thất vọng với các báo cáo về việc làm và chi tiêu tiêu dùng của Mỹ vừa được công bố vào cuối tuần trước thì mới đây lại xuất hiện báo cáo cho hay số đơn đặt hàng sản xuất của Mỹ trong tháng 4/2012 đã giảm 0,6%, đánh dấu tháng giảm thứ ba trong vòng bốn tháng gần đây (trong khi giới phân tích dự báo tăng 0,2%).
Thông tin này càng khiến thị trường xuống dốc và kéo chỉ số Dow Jones giảm điểm phiên thứ tư liên tiếp.
Cũng trong phiên giao dịch 4/6, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu biến động không đồng nhất sau nhiều phiên sụt giảm mạnh gần đây.
Kết phiên tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,14%, lên 2.954,19 điểm. Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại giảm 1,19%, chốt ở mức 5.978,23 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán London của Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy mới đây thừa nhận rằng nước này đang trải qua thời kỳ bất ổn, song nhấn mạnh rằng đây vẫn chưa phải là “bên bờ vực thẳm,” đồng thời cam kết Chính phủ sẽ kiên trì theo đuổi chính sách hiện nay.
Madrid tỏ ý ủng hộ gói giải cứu trực tiếp của châu Âu dành cho hệ thống ngân hàng nước này với sự hỗ trợ từ Ủy ban châu Âu (EC), song Chính phủ Đức có vẻ "lạnh nhạt" đối với các biện pháp dành cho nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này./.
Minh Trang (TTXVN)