Trong phiên giao dịch ngày 17/5, chứng khoán châu Á đi xuống do các nhà đầu tư lo ngại gói cứu trợ 1.000 tỷ USD sẽ không ngăn chặn được nguy cơ lây lan khủng hoảng nợ tại châu Âu, trong lúc đồng euro đã rơi xuống mức thấp trong bốn năm.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3,1%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet nói, kinh tế châu Âu đang trong tình thế khó khăn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai hoặc thậm chí từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chiến lược gia Linus Yip ở First Shanghai Securities tại Hongkong cho rằng những vấn đề của châu Âu sẽ không làm nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính, song các nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng trong lúc này.
Các nhà đầu tư châu Á lo ngại các biện pháp cắt giảm chi tiêu đang được thực thi tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), từ đó làm suy giảm xuất khẩu của châu Á.
Theo nhà chiến lược trưởng Mike Lenhoff ở Brewin Dolphin, hoạt động bán ra các tài sản rủi ro như chứng khoán và mua vào các tài sản an toàn như vàng và trái phiếu là điều dễ hiểu.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 136,7 điểm, hay 5,07%, xuống 2.559,93 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 4/5/2009. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 143,9 điểm, hay 3,12%, xuống 4.467,2 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 226,75 điểm, hay 2,17%, xuống 10.235,76 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3/2009. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 430,23 điểm, hay 2,14%, xuống 19.715,2 điểm.
Thượng Hải là một trong những thị trường có hoạt động ảm đạm trong năm nay, do những dự đoán về sự thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3,1%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet nói, kinh tế châu Âu đang trong tình thế khó khăn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai hoặc thậm chí từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chiến lược gia Linus Yip ở First Shanghai Securities tại Hongkong cho rằng những vấn đề của châu Âu sẽ không làm nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính, song các nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng trong lúc này.
Các nhà đầu tư châu Á lo ngại các biện pháp cắt giảm chi tiêu đang được thực thi tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), từ đó làm suy giảm xuất khẩu của châu Á.
Theo nhà chiến lược trưởng Mike Lenhoff ở Brewin Dolphin, hoạt động bán ra các tài sản rủi ro như chứng khoán và mua vào các tài sản an toàn như vàng và trái phiếu là điều dễ hiểu.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 136,7 điểm, hay 5,07%, xuống 2.559,93 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 4/5/2009. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 143,9 điểm, hay 3,12%, xuống 4.467,2 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 226,75 điểm, hay 2,17%, xuống 10.235,76 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3/2009. Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 430,23 điểm, hay 2,14%, xuống 19.715,2 điểm.
Thượng Hải là một trong những thị trường có hoạt động ảm đạm trong năm nay, do những dự đoán về sự thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc./.
Lê Minh (Vietnam+)