Chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch ngày 27/2, khi giá dầu tăng cao gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 39,4 điểm, hay 0,91%, xuống 4.267,4 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 13,455 điểm, hay 0,14%, xuống 9.633,93 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2011.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 189 điểm, hay 0,88%, xuống 21.217,86 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 28,73 điểm, hay 1,42%, xuống 1.991,16 điểm.
Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 22,04 điểm, hay 0,28%, lên 7.959,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 7,43 điểm, hay 0,3%, lên 2.447,06 điểm.
Trong phiên giao dịch ngày 27/2, giá dầu đứng ở mức gần cao nhất, do những lo ngại về nguồn cung trong lúc căng thẳng gia tăng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran. Điều này được cho là sẽ gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của các nền kinh tế trên toàn cầu.
Theo giới phân tích, việc giá dầu tăng cao đang ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư, mặc dù những nỗ lực lớn trong việc kiềm chế khủng hoảng nợ ở Eurozone đã mang lại sự lạc quan cho các thị trường.
Tại hội nghị vừa diễn ra, các quan chức tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới đã hối thúc châu Âu tăng cường "bức tường lửa" chống khủng hoảng để nhận được thêm sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các nước thành viên khu vực đồng euro (Eurozone) đã cam kết sẽ xem xét lại quy mô quỹ cứu trợ khu vực trong tháng Ba năm nay.
Tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 1-2/3 tới, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn về vấn đề có kết hợp quỹ cứu trợ tạm thời và quỹ cứu trợ dài hạn hay không.
Thị trường cũng đang chờ đợi các số liệu về lòng tin tiêu dùng ở Mỹ cũng như báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ Liên bang nước này lần lượt được công bố trong các ngày 28 và 29/2. Những số liệu mới có thể cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiếp tục đà phục hồi./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 39,4 điểm, hay 0,91%, xuống 4.267,4 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 13,455 điểm, hay 0,14%, xuống 9.633,93 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2011.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 189 điểm, hay 0,88%, xuống 21.217,86 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 28,73 điểm, hay 1,42%, xuống 1.991,16 điểm.
Chỉ số weighted của Đài Loan tăng 22,04 điểm, hay 0,28%, lên 7.959,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 7,43 điểm, hay 0,3%, lên 2.447,06 điểm.
Trong phiên giao dịch ngày 27/2, giá dầu đứng ở mức gần cao nhất, do những lo ngại về nguồn cung trong lúc căng thẳng gia tăng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran. Điều này được cho là sẽ gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của các nền kinh tế trên toàn cầu.
Theo giới phân tích, việc giá dầu tăng cao đang ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư, mặc dù những nỗ lực lớn trong việc kiềm chế khủng hoảng nợ ở Eurozone đã mang lại sự lạc quan cho các thị trường.
Tại hội nghị vừa diễn ra, các quan chức tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới đã hối thúc châu Âu tăng cường "bức tường lửa" chống khủng hoảng để nhận được thêm sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các nước thành viên khu vực đồng euro (Eurozone) đã cam kết sẽ xem xét lại quy mô quỹ cứu trợ khu vực trong tháng Ba năm nay.
Tại hội nghị diễn ra trong hai ngày 1-2/3 tới, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn về vấn đề có kết hợp quỹ cứu trợ tạm thời và quỹ cứu trợ dài hạn hay không.
Thị trường cũng đang chờ đợi các số liệu về lòng tin tiêu dùng ở Mỹ cũng như báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ Liên bang nước này lần lượt được công bố trong các ngày 28 và 29/2. Những số liệu mới có thể cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiếp tục đà phục hồi./.
Lê Minh (TTXVN)