Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục kéo dài chu kỳ lình xình, mặc dù về cơ bản giá các mã cổ phiếu trên hai sàn niêm yết đã giảm rất mạnh và về sát với giá trị sổ sách.
Trong suốt tháng 10, hoạt động giao dịch trên thị trường diễn ra chậm chạp, VN-Index dậm chân tại chỗ quanh khu vực 450 điểm. Thanh khoản của thị trường ngày càng co hẹp, có những phiên khối lượng chuyển nhượng trên sàn Thành phố Hồ Chí Mình đã giảm xuống dưới 20 triệu đơn vị/phiên.
Tiền “thực” túc tắc giao dịch
Theo ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư S&D, diễn biễn tâm lý của giới đầu tư đang khá phức tạp. Dòng tiền đầu cơ trên thị trường đã rút ra và chọn giải pháp “nằm yên quan sát ". Tuy nhiên, một bộ phận nhà đầu tư có dòng tiền thực lại đang túc tắc mua vào các mã cổ phiếu có thị giá tốt.
Một nhà đầu tư thuộc một nhóm VIP cho biết trong suốt tháng 10 họ gần như không tham gia giao dịch trên thị trường. Nhưng thời điểm tới đây, các thành viên trong nhóm sẽ theo dõi bối cảnh thị trường và cân nhắc thu gom một số mã cổ phiếu đã rơi quá sâu.
“Hầu hết tất cả các nhà đầu tư đều chán nản và bỏ bê thị trường, không ai muốn mua bán. Trong khi nhiều mã cổ phiếu đã xuống đến mức không thể giảm sâu hơn nữa, vì vậy mua vào thời điểm này cũng là hợp lý. Song chúng tôi cũng chỉ là mua dần thôi, bởi vẫn phải quan sát tổng thể dòng tiền trên thị trường có đủ sức hội tụ tạo ra sức bật hay không?”, nhà đầu tư trên cho biết.
Trong thời điểm hiện tại, trước dấu hiệu thanh khoản trên thị trường ngày càng sụt giảm theo chiều hướng tiêu cực, thì khá nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và có dòng vốn thực đang bắt đầu đặt ra các câu hỏi về việc liệu thị trường đã có một sự chạm đáy?
Ông Dương Trí Thắng, Trưởng phòng Môi giới, Công ty Chứng khoán APEC, chỉ ra rằng hiện nay một số mã chứng khoán thuộc nhóm ngành bất động sản có những dự án lớn ở khu vực miền Bắc, hay nhóm cổ phiếu sản xuất sắt, thép, xi măng… đang có triển vọng kinh doanh về cuối năm, do vậy các nhóm mã ngành này có xu hướng hồi phục trong trung hạn.
“Trong điều kiện các kênh đầu tư vàng, ngoại tệ, bất động sản... cũng đang khó khăn thì việc các nhà đầu tư chủ động được tiền vốn quyết định vào thị trường và nắm giữ dài hạn là một lựa chọn không tồi,” ông Duẩn nói.
Khả năng bị đẩy thêm một nhịp
Trong các phiên giao dịch cuối tháng 10, thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ nhờ việc nhích giá đồng loạt của các mã cổ phiếu trên sàn giao dịch, điều này cho thấy thị trường đã phát sinh một lực cầu khi giá cổ phiếu đã xuống mức giá thấp.
Nhưng diễn biến co hẹp thanh khoản cùng với đà tuột dốc của VN-Index trong hai phiên đầu tháng 11 cũng chỉ ra thực tế dòng tiền chảy về thị trường thực chất vẫn rất yếu, vì vậy sự phục hồi chỉ mang tính chớp nhoáng và vụt tắt ngay tức khắc.
Nhìn vào tổng thể hoạt động giao dịch trên trường, ông Dương Trí Thắng cho rằng, trong tháng 11, dòng tiền của khối nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tiếp tục đóng góp trợ lực duy trì hoạt động giao dịch trên thị trường và giúp VN-Index cầm cự đi ngang trong vùng 440 điểm – 460 điểm.
Song, ông Thắng cũng nhấn mạnh, càng về gần cuối năm các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chốt sổ sách báo cáo cổ đông và buộc họ sẽ phải thoái một phần vốn trên thị trường. Khi đó, nếu dòng tiền trong nước chưa hội tụ đủ sức hấp thụ nguồn cung này thì nhiều khả năng VN-Index sẽ phá ngưỡng 420 điểm và có thể trượt ra khỏi vùng 400 điểm.
Với quan điểm cá nhân, ông Duẩn cũng đồng thuận với ý kiến trên: “Trong ngắn hạn , thị trường khó nắm bắt ,vì vậy số đông sẽ tiếp tục theo dõi và chờ đợi. Và có lẽ VN-Index phải lùi thêm một nhịp nữa mới đủ tác động đến tâm lý cung cầu và kích thích dòng tiền ‘thực’ quay trở lại thị trường”./.
Trong suốt tháng 10, hoạt động giao dịch trên thị trường diễn ra chậm chạp, VN-Index dậm chân tại chỗ quanh khu vực 450 điểm. Thanh khoản của thị trường ngày càng co hẹp, có những phiên khối lượng chuyển nhượng trên sàn Thành phố Hồ Chí Mình đã giảm xuống dưới 20 triệu đơn vị/phiên.
Tiền “thực” túc tắc giao dịch
Theo ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư S&D, diễn biễn tâm lý của giới đầu tư đang khá phức tạp. Dòng tiền đầu cơ trên thị trường đã rút ra và chọn giải pháp “nằm yên quan sát ". Tuy nhiên, một bộ phận nhà đầu tư có dòng tiền thực lại đang túc tắc mua vào các mã cổ phiếu có thị giá tốt.
Một nhà đầu tư thuộc một nhóm VIP cho biết trong suốt tháng 10 họ gần như không tham gia giao dịch trên thị trường. Nhưng thời điểm tới đây, các thành viên trong nhóm sẽ theo dõi bối cảnh thị trường và cân nhắc thu gom một số mã cổ phiếu đã rơi quá sâu.
“Hầu hết tất cả các nhà đầu tư đều chán nản và bỏ bê thị trường, không ai muốn mua bán. Trong khi nhiều mã cổ phiếu đã xuống đến mức không thể giảm sâu hơn nữa, vì vậy mua vào thời điểm này cũng là hợp lý. Song chúng tôi cũng chỉ là mua dần thôi, bởi vẫn phải quan sát tổng thể dòng tiền trên thị trường có đủ sức hội tụ tạo ra sức bật hay không?”, nhà đầu tư trên cho biết.
Trong thời điểm hiện tại, trước dấu hiệu thanh khoản trên thị trường ngày càng sụt giảm theo chiều hướng tiêu cực, thì khá nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và có dòng vốn thực đang bắt đầu đặt ra các câu hỏi về việc liệu thị trường đã có một sự chạm đáy?
Ông Dương Trí Thắng, Trưởng phòng Môi giới, Công ty Chứng khoán APEC, chỉ ra rằng hiện nay một số mã chứng khoán thuộc nhóm ngành bất động sản có những dự án lớn ở khu vực miền Bắc, hay nhóm cổ phiếu sản xuất sắt, thép, xi măng… đang có triển vọng kinh doanh về cuối năm, do vậy các nhóm mã ngành này có xu hướng hồi phục trong trung hạn.
“Trong điều kiện các kênh đầu tư vàng, ngoại tệ, bất động sản... cũng đang khó khăn thì việc các nhà đầu tư chủ động được tiền vốn quyết định vào thị trường và nắm giữ dài hạn là một lựa chọn không tồi,” ông Duẩn nói.
Khả năng bị đẩy thêm một nhịp
Trong các phiên giao dịch cuối tháng 10, thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ nhờ việc nhích giá đồng loạt của các mã cổ phiếu trên sàn giao dịch, điều này cho thấy thị trường đã phát sinh một lực cầu khi giá cổ phiếu đã xuống mức giá thấp.
Nhưng diễn biến co hẹp thanh khoản cùng với đà tuột dốc của VN-Index trong hai phiên đầu tháng 11 cũng chỉ ra thực tế dòng tiền chảy về thị trường thực chất vẫn rất yếu, vì vậy sự phục hồi chỉ mang tính chớp nhoáng và vụt tắt ngay tức khắc.
Nhìn vào tổng thể hoạt động giao dịch trên trường, ông Dương Trí Thắng cho rằng, trong tháng 11, dòng tiền của khối nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tiếp tục đóng góp trợ lực duy trì hoạt động giao dịch trên thị trường và giúp VN-Index cầm cự đi ngang trong vùng 440 điểm – 460 điểm.
Song, ông Thắng cũng nhấn mạnh, càng về gần cuối năm các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chốt sổ sách báo cáo cổ đông và buộc họ sẽ phải thoái một phần vốn trên thị trường. Khi đó, nếu dòng tiền trong nước chưa hội tụ đủ sức hấp thụ nguồn cung này thì nhiều khả năng VN-Index sẽ phá ngưỡng 420 điểm và có thể trượt ra khỏi vùng 400 điểm.
Với quan điểm cá nhân, ông Duẩn cũng đồng thuận với ý kiến trên: “Trong ngắn hạn , thị trường khó nắm bắt ,vì vậy số đông sẽ tiếp tục theo dõi và chờ đợi. Và có lẽ VN-Index phải lùi thêm một nhịp nữa mới đủ tác động đến tâm lý cung cầu và kích thích dòng tiền ‘thực’ quay trở lại thị trường”./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)