Ủy ban an ninh lương thực của Liên hợp quốc vừa ra báo cáo, đánh giá toàn diện giá trị dinh dưỡng của các loại chuối, và cho rằng trong tương lai, loại quả này có thể trở thành nguồn lương thực quan trọng cho con người, nhất là trong bối cảnh an ninh lương thực đang bị đe dọa, và đặc biệt hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, rất phù hợp để loại cây trồng này phát triển.
Các tác giả của bản báo cáo trên nhận thấy trong những năm gần đây, sản lượng ngũ cốc, đặc biệt là ngô, lúa và đại mạch trên thế giới đã giảm đáng kể, trong khi dân số cứ tăng lên, và vì thế, chuối sẽ là một cứu cánh.
Ngoài ra, phải kể đến thói quen dùng các loại lương thực truyền thống cũng đang được thay đổi tại nhiều quốc gia và khu vực, chẳng hạn tại Nam Á, thay vì chỉ quen dùng lúa mì, nay đã chuyển dần sang sắn, hay ở châu Phi, hạt đậu đang dần thế chỗ hạt bobo.
Và như vậy, nếu như hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của chuối và tập được thói quen dùng chuối, rất có thể một ngày không xa, sẽ có nhiều người "nghiện" món chuối ăn với các món ăn mặn hoặc hàng ngày uống những ly rượu... chuối, thay vì rượu nấu bằng nho hay gạo như bấy lâu nay, khi mà cả hai loại này đều đang khan hiếm dần.
Theo thống kê của các chuyên gia thuộc ủy ban trên, chuối là một trong những loại cây trồng phổ biến nhất trên thế giới, đứng hàng thứ tư về các loại cây nông nghiệp.
Hiện trên thế giới có gần 40 giống chuối khác nhau, được trồng ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là Đông Nam Á và các nước ven bờ Thái Bình Dương. Các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines là những thị trường xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới.
Các nhà dinh dưỡng học đánh giá tất cả các loại chuối đều chứa nhiều vitamin C, B1, B2 và các khoáng chất, như phốtpho, sắt, kali, canxi và magiê và vì thế, thay vì chỉ dùng làm đồ tráng miệng, nay nhiều nơi đã dùng chuối để chế biến thức ăn, chẳng hạn món Iô-Iô rất nổi tiếng ở Venezuela được làm từ chuối, hay món kem được làm bằng chuối cũng là món khoái khẩu của người Mỹ./.
Các tác giả của bản báo cáo trên nhận thấy trong những năm gần đây, sản lượng ngũ cốc, đặc biệt là ngô, lúa và đại mạch trên thế giới đã giảm đáng kể, trong khi dân số cứ tăng lên, và vì thế, chuối sẽ là một cứu cánh.
Ngoài ra, phải kể đến thói quen dùng các loại lương thực truyền thống cũng đang được thay đổi tại nhiều quốc gia và khu vực, chẳng hạn tại Nam Á, thay vì chỉ quen dùng lúa mì, nay đã chuyển dần sang sắn, hay ở châu Phi, hạt đậu đang dần thế chỗ hạt bobo.
Và như vậy, nếu như hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của chuối và tập được thói quen dùng chuối, rất có thể một ngày không xa, sẽ có nhiều người "nghiện" món chuối ăn với các món ăn mặn hoặc hàng ngày uống những ly rượu... chuối, thay vì rượu nấu bằng nho hay gạo như bấy lâu nay, khi mà cả hai loại này đều đang khan hiếm dần.
Theo thống kê của các chuyên gia thuộc ủy ban trên, chuối là một trong những loại cây trồng phổ biến nhất trên thế giới, đứng hàng thứ tư về các loại cây nông nghiệp.
Hiện trên thế giới có gần 40 giống chuối khác nhau, được trồng ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là Đông Nam Á và các nước ven bờ Thái Bình Dương. Các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines là những thị trường xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới.
Các nhà dinh dưỡng học đánh giá tất cả các loại chuối đều chứa nhiều vitamin C, B1, B2 và các khoáng chất, như phốtpho, sắt, kali, canxi và magiê và vì thế, thay vì chỉ dùng làm đồ tráng miệng, nay nhiều nơi đã dùng chuối để chế biến thức ăn, chẳng hạn món Iô-Iô rất nổi tiếng ở Venezuela được làm từ chuối, hay món kem được làm bằng chuối cũng là món khoái khẩu của người Mỹ./.
Phú Phúc (TTXVN)