Chuyên gia cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần với dầu của Nga

Theo chuyên gia, quyết định áp trần giá dầu của Nga sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình vào thời điểm mà các cuộc đàm phán có thể cần thiết hơn là leo thang căng thẳng.
Chuyên gia cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần với dầu của Nga ảnh 1Hệ thống đường ống dẫn khí của Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)

Theo Sputnik, việc áp giá trần đối với giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng là một chiến lược rủi ro với kết quả không rõ ràng.

Đây là nhận định của ông Laurent Lambert, Giáo sư về chính sách năng lượng và ngoại giao tại Viện Sau đại học Doha DIGS.

Ông Lambert nói: "Thật khó để biết được quyết định này sẽ thực sự ảnh hưởng đến tình hình như thế nào. Biện pháp này được cho là có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga, nhưng chúng tôi không biết thị trường dầu mỏ quốc tế sẽ phản ứng thế nào. Đồng minh của Nga là Ấn Độ đã mua rất nhiều dầu của Nga với giá chiết khấu."

[Tất cả các nước EU hoàn thành việc phê chuẩn áp giá trần với dầu Nga]

Theo chuyên gia này, quyết định áp trần giá dầu của Nga sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình vào thời điểm mà các cuộc đàm phán có thể cần thiết hơn là leo thang căng thẳng.

Ông kết luận: "Việc đưa ra mức trần giá dầu có thể được Washington coi là một đòn giáng mạnh vào Nga trước các cuộc đàm phán, nhưng chiến lược này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì lý do này, họ phải hết sức thận trọng trước một chính sách chưa chứng tỏ được hiệu quả như vậy, đó là một chiến lược mạo hiểm với một kết quả khó hiểu."

Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước G7 và Australia hôm 2/12 tuyên bố họ đã đồng thuận với mức trần có thể điều chỉnh đối với giá dầu thô của Nga bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng. Giới hạn giá sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục