Chuyên gia giải mã chiến lược thâu tóm Bắc Cực của Trung Quốc

Tuần báo L’Obs cho rằng chiến lược này đã được phác họa từ đầu những năm 2000, nhưng không được chú ý trong hơn 10 năm. Phải đợi đến khi ông Tập Cận Bình “lên ngôi” thì chiến lược này mới được đẩy.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Theo các chuyên gia Pháp, tham vọng của Bắc Kinh không chỉ được nhìn thấy tại những khu vực gần Trung Quốc, từ Biển Đông cho đến Ấn Độ, mà còn ở rất xa, như tại châu Phi, thậm chí châu Mỹ. Mới đây, tham vọng này còn được thấy ở Bắc Cực.

Trong một bài viết cuối tháng 11/2017, tuần báo L’Obs đã phân tích rõ chiến lược của Bắc Kinh nhằm thâu tóm lượng tài nguyên khoáng sản rất dồi dào nhưng chưa được khai phá tại vùng đất băng giá này.

Dẫn lời nhà nghiên cứu Anne-Marie Brady, tác giả một tập biên khảo về tham vọng của Trung Quốc đối với Nam Cực và Bắc Cực, L’Obs cho rằng chiến lược này đã được phác họa từ đầu những năm 2000, nhưng không được chú ý trong hơn 10 năm. Phải đợi đến khi ông Tập Cận Bình “lên ngôi” thì chiến lược này mới được đẩy mạnh.


[Tổng thống Putin khai trương dự án khí hóa lỏng 27 tỷ USD ở Bắc Cực]

Đối với chuyên gia Anne-Marie Brady, Trung Quốc đã có một “tầm nhìn hoàn toàn mới về thế giới." Trong các tấm bản đồ mới do Cục Đại Dương Trung Quốc thực hiện vào năm 2004, và được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sử dụng 2 năm sau đó, Bắc Cực và Nam Cực không còn ngoài mép nữa, mà ở trung tâm.

Những tấm bản đồ đó, được công bố vào năm 2014, theo bà Brady, là “sự thể hiện bằng hình ảnh chính sách toàn cầu mới mang tính thực tế của Trung Quốc."

Trong khi đó, Malte Humpert, sáng lập viên Viện Nghiên Cứu Bắc Cực, một tổ chức tư vấn tại Washington cho rằng: “Bắc Cực là một ván cờ vua, nơi ta phải nghĩ đến 20 nước đi trước, và Trung Quốc rất giỏi trong địa hạt này."/.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục