Thực hiện Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, từ đầu tháng 8/2013 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng tại 3 huyện có dự án đi qua cơ bản đã hoàn thành.
Ông Lê Huy Thiêm, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Thống Nhất cho biết: Trước tháng 8/2013, trên địa bàn huyện còn 17 hộ khiếu nại, không di dời và huyện đã họp dân để tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, địa phương cũng kiến nghị lên tỉnh, đề xuất những biện pháp hỗ trợ người dân sau giải phóng mặt bằng.
Nhờ làm tốt công tác vận động, hỗ trợ nên hiện 100% các hộ dân đã bàn giao mặt bằng; tình trạng dân khiếu kiện sau thu hồi đất phục vụ đường cao tốc đã chấm dứt.
Ngoài huyện Thống Nhất, tại huyện Cẩm Mỹ và Long Thành, gần 100% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư. Theo lãnh đạo huyện Cẩm Mỹ, tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây chỉ đi qua địa bàn huyện hơn 8km, ít hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do địa phương có đất của công ty cao su nên việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Huỳnh Tấn Thìn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Mỹ nói: “Trên địa bàn huyện có 8.000m2 đất của công ty cao su phải giải tỏa, huyện đã nhiều lần thuyết phục nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu bàn giao mặt bằng. Đầu tháng 8 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có văn bản chỉ đạo, đơn vị này mới chịu chặt bỏ cao su, nhường đất cho dự án."
Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây đánh giá: Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra rất chậm, nhưng từ đầu tháng 8/2013 đến nay, vấn đề này đã được các địa phương vào cuộc quyết liệt; triển khai nhanh và việc giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất tại tỉnh Đồng Nai.
Cũng theo ông Hùng, với tiến độ thi công như hiện nay, cuối năm 2013 tuyến cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành và thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2014./.
Ông Lê Huy Thiêm, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Thống Nhất cho biết: Trước tháng 8/2013, trên địa bàn huyện còn 17 hộ khiếu nại, không di dời và huyện đã họp dân để tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, địa phương cũng kiến nghị lên tỉnh, đề xuất những biện pháp hỗ trợ người dân sau giải phóng mặt bằng.
Nhờ làm tốt công tác vận động, hỗ trợ nên hiện 100% các hộ dân đã bàn giao mặt bằng; tình trạng dân khiếu kiện sau thu hồi đất phục vụ đường cao tốc đã chấm dứt.
Ngoài huyện Thống Nhất, tại huyện Cẩm Mỹ và Long Thành, gần 100% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư. Theo lãnh đạo huyện Cẩm Mỹ, tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây chỉ đi qua địa bàn huyện hơn 8km, ít hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do địa phương có đất của công ty cao su nên việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Huỳnh Tấn Thìn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Mỹ nói: “Trên địa bàn huyện có 8.000m2 đất của công ty cao su phải giải tỏa, huyện đã nhiều lần thuyết phục nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu bàn giao mặt bằng. Đầu tháng 8 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có văn bản chỉ đạo, đơn vị này mới chịu chặt bỏ cao su, nhường đất cho dự án."
Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây đánh giá: Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra rất chậm, nhưng từ đầu tháng 8/2013 đến nay, vấn đề này đã được các địa phương vào cuộc quyết liệt; triển khai nhanh và việc giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất tại tỉnh Đồng Nai.
Cũng theo ông Hùng, với tiến độ thi công như hiện nay, cuối năm 2013 tuyến cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành và thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2014./.
Công Phong (TTXVN)