Lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã khám phá ra cơ chế hoạt động enzyme có thể kiềm chế tốc độ phát triển của bệnh ung thư.
Giáo sư Kim Sung-hoon thuộc trường Đại học quốc gia Seoul và nhóm nghiên cứu của mình đã quan sát các tế bào ung thư có chuỗi ADN bị tia cực tím tiêu hủy.
Trong các tế bào bị xử lí này, họ nhận thấy một loại enzyme cùng nguồn gốc có tên là MRS (Methionyl-tRNA Synthetase) không thể thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein như nó vẫn thực hiện được trong các tế bào thường.
Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện có tồn tại sự tương đồng giữa các bệnh nhân ung thư. Đó là quá trình sinh tổng hợp protein và sự biến đổi ADN đều tăng cùng lúc, tuy nhiên họ chưa giải thích được nguyên nhân vì sao.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy khi phát hiện được chuỗi ADN bị phá hủy, MRS sẽ thực hiện hai chức năng của nó để kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhờ nghiên cứu này, người ta hi vọng có thể tìm ra phương pháp phát triển thuốc chống ung thư mới./.
Giáo sư Kim Sung-hoon thuộc trường Đại học quốc gia Seoul và nhóm nghiên cứu của mình đã quan sát các tế bào ung thư có chuỗi ADN bị tia cực tím tiêu hủy.
Trong các tế bào bị xử lí này, họ nhận thấy một loại enzyme cùng nguồn gốc có tên là MRS (Methionyl-tRNA Synthetase) không thể thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein như nó vẫn thực hiện được trong các tế bào thường.
Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện có tồn tại sự tương đồng giữa các bệnh nhân ung thư. Đó là quá trình sinh tổng hợp protein và sự biến đổi ADN đều tăng cùng lúc, tuy nhiên họ chưa giải thích được nguyên nhân vì sao.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy khi phát hiện được chuỗi ADN bị phá hủy, MRS sẽ thực hiện hai chức năng của nó để kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhờ nghiên cứu này, người ta hi vọng có thể tìm ra phương pháp phát triển thuốc chống ung thư mới./.
Anh Minh (Vietnam+)