Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) Cao Hoài Dương cho biết, tại Đại hội cổ đông của DPM vừa qua, 88,9% cổ đông có quyền bỏ phiếu đã nhất trí thông qua phương án mua lại cổ phần của Nhà máy đạm Cà Mau.
Đây là quyết định khách quan bởi chỉ có cổ đông ngoài PVN mới được quyền bỏ phiếu trong khi cổ đông lớn nhất của DPM là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN ) đồng thời là chủ đầu tư của dự án Nhà máy đạm Cà Mau không được quyền tham gia bỏ phiếu quyết định giao dịch nội bộ này.
Ông Dương cho biết: Về phía DPM, các điều kiện tiên quyết cho việc mua bán quan trọng này đã xong nhưng thương vụ này chỉ thực hiện thành công khi phương án bán 51% cổ phần đạm Cà Mau của chủ đầu tư là PVN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Nếu các thủ tục này hoàn tất, việc mua bán sẽ dựa trên giá thị trường và DPM có thể mua tới 51% nhà máy đạm Cà Mau. Và nếu thương vụ này hoàn tất, DPM sẽ trở thành nhà cung cấp và sản xuất phân urê lớn nhất tại Việt Nam với cả sản phẩm đạm hạt trong và hạt đục.
Cũng theo ông Dương, PVN cũng đã quyết định sử dụng hệ thống phân phối sản phẩm của đạm Phú Mỹ để tiêu thụ sản phẩm đạm Cà Mau bởi cùng một hệ thống phân phối mà lượng phân bón được tăng lên gấp đôi sẽ mang lại hiệu quả lớn bởi chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, từ đó tạo điều kiện cho giá bán phân đạm trong nước có thể hạ thêm.
Trong khi chủ trương sử dụng chung hệ thống phân phối đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan, các sản phẩm chạy thử của Cà Mau đang được bán ra thị trường thông qua hình thức đấu thầu.
Được biết, tại các kỳ đại hội trước, các cổ đông ngoài PVN của DPM đã phản đối gay gắt việc DPM mua lại cổ phần của đạm Cà Mau với các lý do: Dự án không hiệu quả bởi tổng vốn đầu tư của đạm cà Mau cao hơn 2,4 lần so với nhà máy Đạm Phú Mỹ trong khi công suất thiết kế lại tương đương. Bên cạnh đó là rủi ro tỷ giá từ việc 70% vốn đầu tư đạm Cà Mau tương đương với 630 triệu USD được vay thương mại.
Ngoài ra, giá khí bán cho đạm Cà Mau cũng không được hưởng ưu đãi như đạm Phú Mỹ đa từng được hưởng./.
Đây là quyết định khách quan bởi chỉ có cổ đông ngoài PVN mới được quyền bỏ phiếu trong khi cổ đông lớn nhất của DPM là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN ) đồng thời là chủ đầu tư của dự án Nhà máy đạm Cà Mau không được quyền tham gia bỏ phiếu quyết định giao dịch nội bộ này.
Ông Dương cho biết: Về phía DPM, các điều kiện tiên quyết cho việc mua bán quan trọng này đã xong nhưng thương vụ này chỉ thực hiện thành công khi phương án bán 51% cổ phần đạm Cà Mau của chủ đầu tư là PVN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Nếu các thủ tục này hoàn tất, việc mua bán sẽ dựa trên giá thị trường và DPM có thể mua tới 51% nhà máy đạm Cà Mau. Và nếu thương vụ này hoàn tất, DPM sẽ trở thành nhà cung cấp và sản xuất phân urê lớn nhất tại Việt Nam với cả sản phẩm đạm hạt trong và hạt đục.
Cũng theo ông Dương, PVN cũng đã quyết định sử dụng hệ thống phân phối sản phẩm của đạm Phú Mỹ để tiêu thụ sản phẩm đạm Cà Mau bởi cùng một hệ thống phân phối mà lượng phân bón được tăng lên gấp đôi sẽ mang lại hiệu quả lớn bởi chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, từ đó tạo điều kiện cho giá bán phân đạm trong nước có thể hạ thêm.
Trong khi chủ trương sử dụng chung hệ thống phân phối đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan, các sản phẩm chạy thử của Cà Mau đang được bán ra thị trường thông qua hình thức đấu thầu.
Được biết, tại các kỳ đại hội trước, các cổ đông ngoài PVN của DPM đã phản đối gay gắt việc DPM mua lại cổ phần của đạm Cà Mau với các lý do: Dự án không hiệu quả bởi tổng vốn đầu tư của đạm cà Mau cao hơn 2,4 lần so với nhà máy Đạm Phú Mỹ trong khi công suất thiết kế lại tương đương. Bên cạnh đó là rủi ro tỷ giá từ việc 70% vốn đầu tư đạm Cà Mau tương đương với 630 triệu USD được vay thương mại.
Ngoài ra, giá khí bán cho đạm Cà Mau cũng không được hưởng ưu đãi như đạm Phú Mỹ đa từng được hưởng./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)