Lúc cao điểm, hang Bó Duống - nằm giáp ranh giữa xã Lãng Ngâm và xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) từng có hàng nghìn người vào tìm vàng. Các ngành chức năng đã cử lực lượng giải tỏa và canh giữ nên trật tự khu vực này được vãn hồi.
Tuy vậy đến nay, lợi dụng sự lơi lỏng trong công tác bảo vệ, đã xuất hiện nhiều nhóm người vào hang để khai thác vàng trái phép.
Lơi lỏng công tác bảo vệ hang Bó Duống
Cuối năm 2010 đầu 2011 rộ lên tin đồn một người Mông đã phát hiện và kiếm được nhiều vàng tại hang Bó Duống (xã Hương Nê). Ngay lập tức, nhiều người đã kéo đến để tìm vàng, bất chấp con đường xuống hang muôn vàn nguy hiểm.
Anh K, một người dân sở tại cho biết: Lúc cao điểm, trong hang có đến hơn 2.000 người. Cả hang sáng rực bởi ánh đèn pin, máy nổ, mùi khói, hơi người quánh lại với nhau, nhưng mọi người thi nhau đào bới tìm kiếm tại các Bãi Khô và suối trong hang với thảm, chớp và máng đãi bằng tay.
Để bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trên, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đã vào cuộc, giải tỏa hang vàng, đồng thời cử lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm công tác bảo vệ hang Bó Duống. Tình hình trật tự tại khu vực trên đã được lập lại. Tuy nhiên đến nay, dư luận người dân bức xúc cho biết, vẫn có nhiều tốp người kéo vào hang Bó Duống tìm vàng, dù cửa hang luôn có lực lượng bảo vệ.
Khoảng 13h ngày 20/6/2012, chúng tôi có mặt tại cửa hang Bó Duống. Tại cửa hang chúng tôi chứng kiến có 6 người đang ngồi tán chuyện, trong đó có 2 người mặc quần áo của lực lượng quân đội. Khi được hỏi, hai người nhận là lực lượng tăng cường của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, đang làm công tác bảo vệ tại khu vực cửa hang này.
Bốn người còn lại nhem nhuốc bùn đất, với thiết bị là đèn pin và những bao, túi đựng lương thực. Khi được hỏi, một trong 4 người này cho biết đã vào từ chiều tối hôm trước đến giờ mới ra vì mệt và cạn lương thực. Anh này cho biết thêm, bên trong hang vẫn còn 2 đội đang "làm vàng," mỗi đội từ 3 đến 4 người vào từ sáng. Hầu hết là những người dân địa phương sở tại.
Ông Hoàng Văn Tuất, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hương Nê cho biết, từ khi phát hiện sự việc, hang Bó Duống vẫn do tỉnh quản lý và trông coi, xã chỉ tuyên truyền người dân không tham gia vào hang để khai thác. Qua thăm nắm tình hình, ông Tuất khẳng định nhân dân xã Hương Nê không có ai đến khu vực trên để khai thác trái phép.
Việc khai thác vàng trong hang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đường vào hiểm trở, thiếu dưỡng khí, ô nhiễm môi trường và nguy cơ sạt lở. Đặc biệt hiện nay đang là mùa mưa, hang Bó Duống vốn là một khe suối, chảy qua một quả núi nên nếu mưa to, nước nhiều sẽ gây ngập toàn bộ lòng hang, rất nguy hiểm...
Do vậy cơ quan chức năng cần kiểm tra, chấn chỉnh lại công tác bảo vệ hang Bó Duống. Nếu tình trạng trên còn tái diễn, không những nguy hiểm đến tính mạng người khai thác trái phép, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải cùng bùn đất trong hang theo suối từ Bó Duống chảy ra qua các xã Lãng Ngâm và thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) rồi chảy sang sông Năng của huyện Ba Bể. Nước bị ô nhiễm sẽ đe dọa những cánh đồng lúa và soi bãi trồng màu của người dân.
Đào hàm ếch ven suối để tìm vàng
Theo ghi nhận, dọc theo dòng suối chảy từ hang Bó Duống đến thị trấn Nà Phặc có nhiều người dân đào khoét ta-luy theo kiểu "hàm ếch" để tìm mót vàng. Nếu xảy ra sạt lở, tính mạng hàng chục con người sẽ bị đe dọa.
Cách Quốc lộ 3 khoảng 2km đến các thôn Bản Hùa và Bản Cầy, nhiều hécta đất bãi bồi trồng ngô đã và đang bị “vàng tặc” đào lên thành những đồi đất đá cao đến vài mét. Hàng chục người có cả trẻ em và phụ nữ loay hoay đục khoét, đào bới thành các hố sâu ngay dưới chân ta-luy cao ngất để tìm vàng. Đất phía trên đã xuất hiện nhiều đường nứt nguy hiểm, có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Anh T, một người dân gần đó cho biết: "Bãi" này thuộc về 3 chủ cùng mua, có cả người ngoài và người địa phương, làm được hơn 1 tháng nay. Họ mua lại đất của dân nơi đây và hứa sẽ lấp lại sau khi khái thác hết vàng. Ban ngày nghỉ để tránh sự kiểm tra của ngành chức năng, cứ chập tối là họ bắt đầu làm. Ban đêm thì nơi đây thực sự như một công trường lớn, tiếng máy xúc múc đất đá đổ vào dàn tuyển cứ kêu inh tai. Người dân làm đồng về mỏi mệt, mất ngủ cũng chẳng biết kêu ai.
Em H. năm nay mới 12 tuổi, vừa học xong lớp 6, là người nhỏ nhất trong hơn 10 người có mặt dưới hố vàng. Trong bộ quần áo mầu vàng đầy đất, đang hì hục dưới hố, xúc đất vào máng để đãi vàng. H. tâm sự: Từ ngày nghỉ Hè về em cũng chẳng biết làm gì để giúp bố mẹ, thấy các anh chị cũng chỉ hơn mình vài tuổi đi làm được vàng em cũng theo. Một ngày cũng được mấy chục đến cả trăm ngàn, nhưng cũng có hôm chỉ được mấy vẩy. Làm vàng mệt và bẩn nhưng bù lại đến tối bán vàng là có tiền ngay, nên gần như ngày nào em cũng đi.
Chúng tôi hỏi thăm đến nhà em H. Gặp mẹ em, dáng người nhỏ nhắn, khoảng gần 40 tuổi đang tẽ ngô trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30m2. Nói chuyện về H, mẹ em chia sẻ, biết là con đi như vậy là nguy hiểm và ảnh hưởng sức khỏe, nhưng nó thích đi để kiếm tiền mua sách vở cho năm học tới, có hôm về cũng thấy khoe được cả trăm ngàn. Với lại chưa đến mùa vụ, công việc nhà cũng chẳng có gì nhiều nên cứ để cho em đi. Gia đình cũng chỉ biết là em làm ở khu vực Bản Cầy thôi, còn làm dưới hố hay trên bờ, có nguy hiểm không thì chị cũng không biết rõ.
Những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại Bản Cầy và Bản Hùa thực sự là lời cảnh báo về những hiểm họa đang rình rập trên đầu những người dân khai thác vàng trái phép. Dư luận mong chờ địa phương và các cấp, ngành chức năng sớm có biện pháp tuyên truyền, giải tỏa./.
Tuy vậy đến nay, lợi dụng sự lơi lỏng trong công tác bảo vệ, đã xuất hiện nhiều nhóm người vào hang để khai thác vàng trái phép.
Lơi lỏng công tác bảo vệ hang Bó Duống
Cuối năm 2010 đầu 2011 rộ lên tin đồn một người Mông đã phát hiện và kiếm được nhiều vàng tại hang Bó Duống (xã Hương Nê). Ngay lập tức, nhiều người đã kéo đến để tìm vàng, bất chấp con đường xuống hang muôn vàn nguy hiểm.
Anh K, một người dân sở tại cho biết: Lúc cao điểm, trong hang có đến hơn 2.000 người. Cả hang sáng rực bởi ánh đèn pin, máy nổ, mùi khói, hơi người quánh lại với nhau, nhưng mọi người thi nhau đào bới tìm kiếm tại các Bãi Khô và suối trong hang với thảm, chớp và máng đãi bằng tay.
Để bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trên, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đã vào cuộc, giải tỏa hang vàng, đồng thời cử lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm công tác bảo vệ hang Bó Duống. Tình hình trật tự tại khu vực trên đã được lập lại. Tuy nhiên đến nay, dư luận người dân bức xúc cho biết, vẫn có nhiều tốp người kéo vào hang Bó Duống tìm vàng, dù cửa hang luôn có lực lượng bảo vệ.
Khoảng 13h ngày 20/6/2012, chúng tôi có mặt tại cửa hang Bó Duống. Tại cửa hang chúng tôi chứng kiến có 6 người đang ngồi tán chuyện, trong đó có 2 người mặc quần áo của lực lượng quân đội. Khi được hỏi, hai người nhận là lực lượng tăng cường của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, đang làm công tác bảo vệ tại khu vực cửa hang này.
Bốn người còn lại nhem nhuốc bùn đất, với thiết bị là đèn pin và những bao, túi đựng lương thực. Khi được hỏi, một trong 4 người này cho biết đã vào từ chiều tối hôm trước đến giờ mới ra vì mệt và cạn lương thực. Anh này cho biết thêm, bên trong hang vẫn còn 2 đội đang "làm vàng," mỗi đội từ 3 đến 4 người vào từ sáng. Hầu hết là những người dân địa phương sở tại.
Ông Hoàng Văn Tuất, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hương Nê cho biết, từ khi phát hiện sự việc, hang Bó Duống vẫn do tỉnh quản lý và trông coi, xã chỉ tuyên truyền người dân không tham gia vào hang để khai thác. Qua thăm nắm tình hình, ông Tuất khẳng định nhân dân xã Hương Nê không có ai đến khu vực trên để khai thác trái phép.
Việc khai thác vàng trong hang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đường vào hiểm trở, thiếu dưỡng khí, ô nhiễm môi trường và nguy cơ sạt lở. Đặc biệt hiện nay đang là mùa mưa, hang Bó Duống vốn là một khe suối, chảy qua một quả núi nên nếu mưa to, nước nhiều sẽ gây ngập toàn bộ lòng hang, rất nguy hiểm...
Do vậy cơ quan chức năng cần kiểm tra, chấn chỉnh lại công tác bảo vệ hang Bó Duống. Nếu tình trạng trên còn tái diễn, không những nguy hiểm đến tính mạng người khai thác trái phép, mà còn gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải cùng bùn đất trong hang theo suối từ Bó Duống chảy ra qua các xã Lãng Ngâm và thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) rồi chảy sang sông Năng của huyện Ba Bể. Nước bị ô nhiễm sẽ đe dọa những cánh đồng lúa và soi bãi trồng màu của người dân.
Đào hàm ếch ven suối để tìm vàng
Theo ghi nhận, dọc theo dòng suối chảy từ hang Bó Duống đến thị trấn Nà Phặc có nhiều người dân đào khoét ta-luy theo kiểu "hàm ếch" để tìm mót vàng. Nếu xảy ra sạt lở, tính mạng hàng chục con người sẽ bị đe dọa.
Cách Quốc lộ 3 khoảng 2km đến các thôn Bản Hùa và Bản Cầy, nhiều hécta đất bãi bồi trồng ngô đã và đang bị “vàng tặc” đào lên thành những đồi đất đá cao đến vài mét. Hàng chục người có cả trẻ em và phụ nữ loay hoay đục khoét, đào bới thành các hố sâu ngay dưới chân ta-luy cao ngất để tìm vàng. Đất phía trên đã xuất hiện nhiều đường nứt nguy hiểm, có thể sạt lở bất cứ lúc nào.
Anh T, một người dân gần đó cho biết: "Bãi" này thuộc về 3 chủ cùng mua, có cả người ngoài và người địa phương, làm được hơn 1 tháng nay. Họ mua lại đất của dân nơi đây và hứa sẽ lấp lại sau khi khái thác hết vàng. Ban ngày nghỉ để tránh sự kiểm tra của ngành chức năng, cứ chập tối là họ bắt đầu làm. Ban đêm thì nơi đây thực sự như một công trường lớn, tiếng máy xúc múc đất đá đổ vào dàn tuyển cứ kêu inh tai. Người dân làm đồng về mỏi mệt, mất ngủ cũng chẳng biết kêu ai.
Em H. năm nay mới 12 tuổi, vừa học xong lớp 6, là người nhỏ nhất trong hơn 10 người có mặt dưới hố vàng. Trong bộ quần áo mầu vàng đầy đất, đang hì hục dưới hố, xúc đất vào máng để đãi vàng. H. tâm sự: Từ ngày nghỉ Hè về em cũng chẳng biết làm gì để giúp bố mẹ, thấy các anh chị cũng chỉ hơn mình vài tuổi đi làm được vàng em cũng theo. Một ngày cũng được mấy chục đến cả trăm ngàn, nhưng cũng có hôm chỉ được mấy vẩy. Làm vàng mệt và bẩn nhưng bù lại đến tối bán vàng là có tiền ngay, nên gần như ngày nào em cũng đi.
Chúng tôi hỏi thăm đến nhà em H. Gặp mẹ em, dáng người nhỏ nhắn, khoảng gần 40 tuổi đang tẽ ngô trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30m2. Nói chuyện về H, mẹ em chia sẻ, biết là con đi như vậy là nguy hiểm và ảnh hưởng sức khỏe, nhưng nó thích đi để kiếm tiền mua sách vở cho năm học tới, có hôm về cũng thấy khoe được cả trăm ngàn. Với lại chưa đến mùa vụ, công việc nhà cũng chẳng có gì nhiều nên cứ để cho em đi. Gia đình cũng chỉ biết là em làm ở khu vực Bản Cầy thôi, còn làm dưới hố hay trên bờ, có nguy hiểm không thì chị cũng không biết rõ.
Những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại Bản Cầy và Bản Hùa thực sự là lời cảnh báo về những hiểm họa đang rình rập trên đầu những người dân khai thác vàng trái phép. Dư luận mong chờ địa phương và các cấp, ngành chức năng sớm có biện pháp tuyên truyền, giải tỏa./.
Đình Văn (Vietnam+)