Hội thảo "Rừng ngập mặn, quản lý vùng biển và hấp thụ cácbon" không chỉ là cơ hội để Việt Nam nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng mà còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc quản lý Vườn Quốc gia, rừng và rừng ngập mặn.
Hội thảo được tổ chức tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định từ ngày 25-27/6.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe về tổng quan sự phân bố không gian của rừng, rừng ngập mặn tại Việt Nam; khung pháp lý của Việt Nam liên quan đến rừng ngập mặn; tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Đồng thời các đại biểu cùng nhau thảo luận về các vấn đề về sinh thái, dịch vụ và sinh kế rừng ngập mặn; kinh nghiệm xây dựng chi trả cácbon trong hệ sinh thái biển và ven biển; quan điểm tài chính cácbon...
Đa số các đại biểu đều cho rằng công tác quản lý rừng và rừng ngập mặn ở Việt Nam chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và công đồng dân cư. Việc chia sẻ lợi ích, giá trị gia tăng và hấp thụ cácbon của rừng cũng chưa thống nhất.
Bên cạnh đó, theo ông James Peters (đại diện tổ chức Winrock International), nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh và có lợi nhuận nhưng những người cung ứng các dịch vụ đó chưa được hưởng lợi từ sự đóng góp to lớn của họ.
Việc đầu tư cho rừng chưa được coi là hạng mục đầu vào của quá trình sản xuất doanh nghiệp trong khi việc đầu tư bảo vệ rừng và cải thiện cuộc sống của các hộ dân trong vùng rừng cần nguồn kinh phí rất lớn, ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng, đòi hỏi phải xã hội hóa và tiến tới có một thể chế tài chính bền vững gắn giữa người cung ứng dịch vụ môi trường rừng và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đó.
Đại diện Forest Trends, ông Tô Xuân Phúc kiến nghị, Việt Nam đang có kế hoạch tăng diện tích rừng ngập mặn lên 300.000ha. Muốn làm được điều này, Việt Nam phải tăng cường hơn nữa việc quản lý và sử dụng rừng ngập mặn; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng ngập mặn; chính sách kinh tế, tài chính bảo vệ rừng; xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý và đặc biệt là chính sách điều hành, chia sẻ lợi ích giữa các cấp quản lý, tổ chức, cộng đồng và người dân.
Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước và trên 200.000ha rừng ngập mặn; trong đó 70% diện tích rừng ngập mặn được phân loại là rừng phòng hộ. Theo luật pháp Việt Nam, rừng tự nhiên và rừng trồng bằng tiền ngân sách của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện.
Bốn loại dịch vụ là bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và hấp thụ cácbon bước đầu được thực hiện trong một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm các mô hình PES (Chi trả dịch vụ môi trường) ở Việt Nam.
Năm 2009, Việt Nam đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; trong đó Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên thực hiện thí điểm chính sách này.
Theo thống kê đến hết tháng 10/2009, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã nhận được 1,9 triệu USD tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; hơn 300 hộ nông dân, trong đó khoảng 70% người dân tộc K'ho cũng được chi trả trực tiếp cho hoạt động bảo vệ rừng./.
Hội thảo được tổ chức tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định từ ngày 25-27/6.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe về tổng quan sự phân bố không gian của rừng, rừng ngập mặn tại Việt Nam; khung pháp lý của Việt Nam liên quan đến rừng ngập mặn; tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Đồng thời các đại biểu cùng nhau thảo luận về các vấn đề về sinh thái, dịch vụ và sinh kế rừng ngập mặn; kinh nghiệm xây dựng chi trả cácbon trong hệ sinh thái biển và ven biển; quan điểm tài chính cácbon...
Đa số các đại biểu đều cho rằng công tác quản lý rừng và rừng ngập mặn ở Việt Nam chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và công đồng dân cư. Việc chia sẻ lợi ích, giá trị gia tăng và hấp thụ cácbon của rừng cũng chưa thống nhất.
Bên cạnh đó, theo ông James Peters (đại diện tổ chức Winrock International), nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh và có lợi nhuận nhưng những người cung ứng các dịch vụ đó chưa được hưởng lợi từ sự đóng góp to lớn của họ.
Việc đầu tư cho rừng chưa được coi là hạng mục đầu vào của quá trình sản xuất doanh nghiệp trong khi việc đầu tư bảo vệ rừng và cải thiện cuộc sống của các hộ dân trong vùng rừng cần nguồn kinh phí rất lớn, ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng, đòi hỏi phải xã hội hóa và tiến tới có một thể chế tài chính bền vững gắn giữa người cung ứng dịch vụ môi trường rừng và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đó.
Đại diện Forest Trends, ông Tô Xuân Phúc kiến nghị, Việt Nam đang có kế hoạch tăng diện tích rừng ngập mặn lên 300.000ha. Muốn làm được điều này, Việt Nam phải tăng cường hơn nữa việc quản lý và sử dụng rừng ngập mặn; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng ngập mặn; chính sách kinh tế, tài chính bảo vệ rừng; xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý và đặc biệt là chính sách điều hành, chia sẻ lợi ích giữa các cấp quản lý, tổ chức, cộng đồng và người dân.
Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước và trên 200.000ha rừng ngập mặn; trong đó 70% diện tích rừng ngập mặn được phân loại là rừng phòng hộ. Theo luật pháp Việt Nam, rừng tự nhiên và rừng trồng bằng tiền ngân sách của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện.
Bốn loại dịch vụ là bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và hấp thụ cácbon bước đầu được thực hiện trong một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm các mô hình PES (Chi trả dịch vụ môi trường) ở Việt Nam.
Năm 2009, Việt Nam đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; trong đó Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên thực hiện thí điểm chính sách này.
Theo thống kê đến hết tháng 10/2009, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã nhận được 1,9 triệu USD tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; hơn 300 hộ nông dân, trong đó khoảng 70% người dân tộc K'ho cũng được chi trả trực tiếp cho hoạt động bảo vệ rừng./.
Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)