Cuộc sống ngày càng nâng cao, trẻ em được tiếp xúc nhiều hơn với các vấn đề giao tiếp xã hội thông qua sách, truyện, báo chí, truyền hình, internet...
Từ đó, những đứa trẻ nảy sinh nhiều hoạt động giao tiếp với nhau, trong đó xuất hiện việc những trẻ thừa đồ chơi, đồ ăn, sách chuyện... chúng đem cho nhau, sau đó là đổi chác theo giá trị của từng món đồ và thậm chí, có những em đã bán những món đồ cũ hay hơn nữa là tự tạo ra những thứ đồ chơi, rồi kinh doanh như người lớn.
“Cho mãi thì lỗ ạ!”
Chị Trần Thị Thu Hà (Lò Đúc, Hà Nội) thấy cu Dũng, con trai đang học lớp 2 dạo này có một số món đồ chơi lạ mang về nhà. Là người mẹ chu đáo, chị Hà liền hỏi con về nguồn gốc của những món đồ đó.
“Tôi thật sự bàng hoàng khi biết được con mình đã mang những món đồ chơi cũ ở nhà đến đổi mấy tập giấy hình dán siêu nhân và mấy hình lắp ghép rô bốt bé xíu. Hơn thế, cháu còn tính toán đến mức, so sánh chiếc ô tô bố mua hơn trăm nghìn thì phải đổi bao nhiêu con siêu nhân, nếu không sẽ bị thiệt,” chị Hà kể.
Khi nghe câu chuyện của chị Hà, chị Minh Phương (Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội) đồng nghiệp đã về nhà dò hỏi cô con gái đang học lớp 4, xem lớp con mình có tình trạng đổi quà đó không.
Bé Hà Anh đã nhanh nhảu kể cho mẹ, ở lớp thỉnh thoảng có các bạn đổi đồ chơi, đồ ăn... cho nhau bằng cách so sánh theo giá trị tiền của các món đồ cho dễ tính và cũng có bạn mua, bán bằng tiền.
“Bạn Thùy Dương bán 1.000 đồng một gói trà Lipton nhưng bạn Hiếu Anh có tờ 10.000 đồng, mà Thùy Dương chỉ có bốn gói trà và không có tiền trả lại nên bạn Hiếu Anh khuyến mại luôn cho Thùy Dương 6.000 đồng mẹ ạ,” bé Hà Anh hí hửng nói.
Chẳng mấy khi cùng mẹ tỷ tê nên hôm nay Hà Anh được dịp bày tỏ quan điểm: “Theo con, bạn Thùy Dương không muốn uống Lipton thì bán cũng được, vì bố mẹ bạn ý mua thì cũng mất tiền, chứ cho mãi thì lỗ mất mẹ ạ!”
Chủ động kinh doanh
Không trao đổi, mua bán đồ tự phát như những bé bậc tiểu học, một số học sinh cấp hai, cấp ba lại làm việc kinh doanh có chủ ý.
Em Linh Nga, Cầu Giấy, Hà Nội, đang học lớp 11 cho biết, vào các dịp lễ như ngày 14/2, 8/3… em cùng một số bạn gái khác gấp bưu thiếp để bán. Các em làm cả tờ rơi thả vào các lớp khác để quảng cáo về mặt hàng của mình.
“Hết ngày 7/3, quyết toán, mỗi đứa bọn em lãi được gần năm mươi nghìn. Hôm sau, em lấy luôn tiền đó mua tặng mẹ một chiếc khăn. Mẹ em có vẻ xúc động lắm,” Nga khoe.
Ngoài nhóm của Nga, không ít bạn đang học cấp hai, ba khi được hỏi đã cho biết mình từng làm thiệp hoặc buôn hoa về bán trong các dịp lễ. Có em bán được lãi nhưng cũng có người bị lỗ vốn vì ế hàng như trường hợp của em Phương, Đê La Thành, Hà Nội.
Phương kể rằng, tối ngày 7/3, Phương cùng các bạn mang hoa ra trước cổng trường Đại học Văn hóa Hà Nội để bán. Do xung quanh có nhiều hàng hoa cạnh tranh, các em lại còn vụng nên bó hoa còn chưa được đẹp, được sang như của các “đối thủ” nên mãi buổi tối các em chỉ bán được hai bó với vài bông hồng lẻ.
“Đến lúc bán rẻ cũng chả còn ai mua, bọn em mang về cắm ở nhà. Tính ra, bọn em lỗ gần một trăm nghìn đồng nhưng em thấy vẫn vui,” Phương tâm sự.
Một cô giáo tại một trường học cấp cơ sở liên kết nước ngoài cho biết, cứ vào dịp gần Tết, nhà trường lại tổ chức cho các em buổi hội chợ bán đồ cũ, tại đây các em có thể trao đổi những món đồ cho nhau thông qua những phiếu tích kê do ban tổ chức quy đổi và cung cấp.
“Những sự kiện này được cả phụ huynh và học sinh thích thú hưởng ứng. Hoạt động này giúp các em nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cũng như sự hiểu biết về giá trị những món đồ mình đã và sẽ sở hữu,” vị đại diện này cho biết.
Thêm kiến thức cho cuộc sống
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, chuyên gia tâm lý Thanh Thúy, tư vấn viên trên Tổng đài 1088 cho biết, với những trẻ, nhất là các em còn học cấp một, việc chúng mua bán hay đổi nhiều món quà không tốt hoặc không thích lấy một món quà tốt hơn hoặc thích hơn, việc làm này cũng có ưu điểm nhất định. Đó là chúng đã biết tính đến kinh tế.
Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, những hành động đó cũng có nhược điểm. Từ những hành động trao đổi, mua bán như vậy sẽ làm cho trẻ sẽ thiếu trân trọng những món quà được bố mẹ, người thân tặng. Thậm chí, không cẩn thận sẽ hình thành cho trẻ tính cách thực dụng, không tốt sau này.
Chuyên gia tâm lý cũng nhắc nhở những bậc phụ huynh không nên có hành động cấm đoán con mình, bởi càng cấm trẻ càng tò mò, thực hiện nhiều hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên lắng nghe con nói nguyện vọng của mình và nhẹ nhàng giải thích, hướng dẫn cho con trân trọng những gì chúng có.
Còn theo chuyên gia tâm lý Lâm Thúy, Phòng tham vấn Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, việc các em trao đổi đồ của nhau cũng là điều tốt. Qua việc làm đó giúp các em có thể tiết kiệm, cũng như giúp các em có sự sáng tạo trong cuộc sống và rèn được kỹ năng trao đổi.
Theo bà Thúy, trong cuộc sống hiện nay, cha mẹ rèn luyện cho con kỹ năng trao đổi, giao tiếp và hợp tác là rất cần thiết. Hoạt động cho trẻ trao đổi và mua bán đồ dùng của nhau ở một số trường học sẽ giúp các con có sự giao lưu với nhau.
Chuyên gia khẳng định, ngay từ bé nếu không để trẻ hiểu rõ về đồng tiền thì lớn lên chúng cũng không nhạy bén trong việc kiếm tiền cũng như khả năng quản lý đồng tiền./.
Từ đó, những đứa trẻ nảy sinh nhiều hoạt động giao tiếp với nhau, trong đó xuất hiện việc những trẻ thừa đồ chơi, đồ ăn, sách chuyện... chúng đem cho nhau, sau đó là đổi chác theo giá trị của từng món đồ và thậm chí, có những em đã bán những món đồ cũ hay hơn nữa là tự tạo ra những thứ đồ chơi, rồi kinh doanh như người lớn.
“Cho mãi thì lỗ ạ!”
Chị Trần Thị Thu Hà (Lò Đúc, Hà Nội) thấy cu Dũng, con trai đang học lớp 2 dạo này có một số món đồ chơi lạ mang về nhà. Là người mẹ chu đáo, chị Hà liền hỏi con về nguồn gốc của những món đồ đó.
“Tôi thật sự bàng hoàng khi biết được con mình đã mang những món đồ chơi cũ ở nhà đến đổi mấy tập giấy hình dán siêu nhân và mấy hình lắp ghép rô bốt bé xíu. Hơn thế, cháu còn tính toán đến mức, so sánh chiếc ô tô bố mua hơn trăm nghìn thì phải đổi bao nhiêu con siêu nhân, nếu không sẽ bị thiệt,” chị Hà kể.
Khi nghe câu chuyện của chị Hà, chị Minh Phương (Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội) đồng nghiệp đã về nhà dò hỏi cô con gái đang học lớp 4, xem lớp con mình có tình trạng đổi quà đó không.
Bé Hà Anh đã nhanh nhảu kể cho mẹ, ở lớp thỉnh thoảng có các bạn đổi đồ chơi, đồ ăn... cho nhau bằng cách so sánh theo giá trị tiền của các món đồ cho dễ tính và cũng có bạn mua, bán bằng tiền.
“Bạn Thùy Dương bán 1.000 đồng một gói trà Lipton nhưng bạn Hiếu Anh có tờ 10.000 đồng, mà Thùy Dương chỉ có bốn gói trà và không có tiền trả lại nên bạn Hiếu Anh khuyến mại luôn cho Thùy Dương 6.000 đồng mẹ ạ,” bé Hà Anh hí hửng nói.
Chẳng mấy khi cùng mẹ tỷ tê nên hôm nay Hà Anh được dịp bày tỏ quan điểm: “Theo con, bạn Thùy Dương không muốn uống Lipton thì bán cũng được, vì bố mẹ bạn ý mua thì cũng mất tiền, chứ cho mãi thì lỗ mất mẹ ạ!”
Chủ động kinh doanh
Không trao đổi, mua bán đồ tự phát như những bé bậc tiểu học, một số học sinh cấp hai, cấp ba lại làm việc kinh doanh có chủ ý.
Em Linh Nga, Cầu Giấy, Hà Nội, đang học lớp 11 cho biết, vào các dịp lễ như ngày 14/2, 8/3… em cùng một số bạn gái khác gấp bưu thiếp để bán. Các em làm cả tờ rơi thả vào các lớp khác để quảng cáo về mặt hàng của mình.
“Hết ngày 7/3, quyết toán, mỗi đứa bọn em lãi được gần năm mươi nghìn. Hôm sau, em lấy luôn tiền đó mua tặng mẹ một chiếc khăn. Mẹ em có vẻ xúc động lắm,” Nga khoe.
Ngoài nhóm của Nga, không ít bạn đang học cấp hai, ba khi được hỏi đã cho biết mình từng làm thiệp hoặc buôn hoa về bán trong các dịp lễ. Có em bán được lãi nhưng cũng có người bị lỗ vốn vì ế hàng như trường hợp của em Phương, Đê La Thành, Hà Nội.
Phương kể rằng, tối ngày 7/3, Phương cùng các bạn mang hoa ra trước cổng trường Đại học Văn hóa Hà Nội để bán. Do xung quanh có nhiều hàng hoa cạnh tranh, các em lại còn vụng nên bó hoa còn chưa được đẹp, được sang như của các “đối thủ” nên mãi buổi tối các em chỉ bán được hai bó với vài bông hồng lẻ.
“Đến lúc bán rẻ cũng chả còn ai mua, bọn em mang về cắm ở nhà. Tính ra, bọn em lỗ gần một trăm nghìn đồng nhưng em thấy vẫn vui,” Phương tâm sự.
Một cô giáo tại một trường học cấp cơ sở liên kết nước ngoài cho biết, cứ vào dịp gần Tết, nhà trường lại tổ chức cho các em buổi hội chợ bán đồ cũ, tại đây các em có thể trao đổi những món đồ cho nhau thông qua những phiếu tích kê do ban tổ chức quy đổi và cung cấp.
“Những sự kiện này được cả phụ huynh và học sinh thích thú hưởng ứng. Hoạt động này giúp các em nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cũng như sự hiểu biết về giá trị những món đồ mình đã và sẽ sở hữu,” vị đại diện này cho biết.
Thêm kiến thức cho cuộc sống
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, chuyên gia tâm lý Thanh Thúy, tư vấn viên trên Tổng đài 1088 cho biết, với những trẻ, nhất là các em còn học cấp một, việc chúng mua bán hay đổi nhiều món quà không tốt hoặc không thích lấy một món quà tốt hơn hoặc thích hơn, việc làm này cũng có ưu điểm nhất định. Đó là chúng đã biết tính đến kinh tế.
Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, những hành động đó cũng có nhược điểm. Từ những hành động trao đổi, mua bán như vậy sẽ làm cho trẻ sẽ thiếu trân trọng những món quà được bố mẹ, người thân tặng. Thậm chí, không cẩn thận sẽ hình thành cho trẻ tính cách thực dụng, không tốt sau này.
Chuyên gia tâm lý cũng nhắc nhở những bậc phụ huynh không nên có hành động cấm đoán con mình, bởi càng cấm trẻ càng tò mò, thực hiện nhiều hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên lắng nghe con nói nguyện vọng của mình và nhẹ nhàng giải thích, hướng dẫn cho con trân trọng những gì chúng có.
Còn theo chuyên gia tâm lý Lâm Thúy, Phòng tham vấn Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, việc các em trao đổi đồ của nhau cũng là điều tốt. Qua việc làm đó giúp các em có thể tiết kiệm, cũng như giúp các em có sự sáng tạo trong cuộc sống và rèn được kỹ năng trao đổi.
Theo bà Thúy, trong cuộc sống hiện nay, cha mẹ rèn luyện cho con kỹ năng trao đổi, giao tiếp và hợp tác là rất cần thiết. Hoạt động cho trẻ trao đổi và mua bán đồ dùng của nhau ở một số trường học sẽ giúp các con có sự giao lưu với nhau.
Chuyên gia khẳng định, ngay từ bé nếu không để trẻ hiểu rõ về đồng tiền thì lớn lên chúng cũng không nhạy bén trong việc kiếm tiền cũng như khả năng quản lý đồng tiền./.
Hạnh Mơ (Vietnam+)