Các nhà khoa học Anh cho biết lần đầu tiên họ có thể tạo ra tế bào gan bằng cách tái lập các tế bào gốc lấy từ các mẫu da của bệnh nhân, mở đường cho một phương pháp điều trị mới tiềm năng đối với các bệnh về gan.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Clinical Investigation.
Tiến sỹ Tamir Rashid thuộc Đại học Cambridge đồng thời cũng là chủ nhiệm công trình nghiên cứu nói rằng các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra cách nhằm tránh khỏi những vấn đề rắc rối về chính trị và đạo đức từ việc tạo tế bào gốc từ phôi thai vốn đang gây ra nhiều tranh cãi ở Mỹ.
Ông Rashid phát biểu: "Công nghệ này không nhất thiết phải sử dụng phôi thai người. Những tế bào được tạo ra từ da cũng tốt như loại tế bào gốc tái tạo từ phôi thai."
Trong thí nghiệm của mình, đội ngũ nghiên cứu của tiến sỹ Rashid đã lấy các mẫu da từ 7 bệnh nhân đang mắc các loại bệnh về gan và mẫu da của ba người còn khỏe mạnh để so sánh.
Sau đó, họ tái tạo các tế bào từ những mẫu da này thành một loại gọi là tế bào gốc đa năng nhân tạo (IPS). Các nhà khoa học tiếp tục tái tạo những tế bào IPS này thành các tế bào gan giống như ở những bệnh nhân gan mà chúng được lấy ban đầu. Họ cũng dùng những kỹ thuật tương tự để tạo ra những tế bào gan khỏe mạnh từ nhóm đối chiếu.
Tế bào gốc là những tế bào chính trong cơ thể con người và các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra những cách thức mới để sử dụng chúng nhằm tạo ra những cơ quan mới, phục hồi tủy sống hay trái tim bị thoái hóa hoặc thay thế các tế bào não bị phá hủy bởi các cơn đột quỵ, bệnh Alzheimer hay Parkinson.
Bệnh gan là nguyên nhân gây tử vong cao thứ năm ở những nước phát triển, sau các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và các bệnh về đường hô hấp. Tại Mỹ, có khoảng 25.000 người chết hàng năm vì các bệnh liên quan đến gan.
Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do việc uống quá nhiều rượu bia hoặc bị lây nhiễm như viêm gan./.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Clinical Investigation.
Tiến sỹ Tamir Rashid thuộc Đại học Cambridge đồng thời cũng là chủ nhiệm công trình nghiên cứu nói rằng các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra cách nhằm tránh khỏi những vấn đề rắc rối về chính trị và đạo đức từ việc tạo tế bào gốc từ phôi thai vốn đang gây ra nhiều tranh cãi ở Mỹ.
Ông Rashid phát biểu: "Công nghệ này không nhất thiết phải sử dụng phôi thai người. Những tế bào được tạo ra từ da cũng tốt như loại tế bào gốc tái tạo từ phôi thai."
Trong thí nghiệm của mình, đội ngũ nghiên cứu của tiến sỹ Rashid đã lấy các mẫu da từ 7 bệnh nhân đang mắc các loại bệnh về gan và mẫu da của ba người còn khỏe mạnh để so sánh.
Sau đó, họ tái tạo các tế bào từ những mẫu da này thành một loại gọi là tế bào gốc đa năng nhân tạo (IPS). Các nhà khoa học tiếp tục tái tạo những tế bào IPS này thành các tế bào gan giống như ở những bệnh nhân gan mà chúng được lấy ban đầu. Họ cũng dùng những kỹ thuật tương tự để tạo ra những tế bào gan khỏe mạnh từ nhóm đối chiếu.
Tế bào gốc là những tế bào chính trong cơ thể con người và các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra những cách thức mới để sử dụng chúng nhằm tạo ra những cơ quan mới, phục hồi tủy sống hay trái tim bị thoái hóa hoặc thay thế các tế bào não bị phá hủy bởi các cơn đột quỵ, bệnh Alzheimer hay Parkinson.
Bệnh gan là nguyên nhân gây tử vong cao thứ năm ở những nước phát triển, sau các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và các bệnh về đường hô hấp. Tại Mỹ, có khoảng 25.000 người chết hàng năm vì các bệnh liên quan đến gan.
Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do việc uống quá nhiều rượu bia hoặc bị lây nhiễm như viêm gan./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)