Một trong những vấn đề mà dư luận và các đại biểu Quốc hội quan tâm hiện nay là dự án bauxite Tây Nguyên. Dưới góc độ quản lý của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về những vấn đề xung quanh dự án quan trọng này.
Xin Thứ trưởng đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite đang triển khai thí điểm ở Tây Nguyên?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Ở Tây Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đầu tư hai dự án khai thác bauxite-sản xuất alumina là dự án Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng, có công suất 650.000 tấn alumina/năm, dự kiến quý I/2011 đi vào hoạt động và dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắk Nông, có công suất tương tự, dự kiến quý IV/2012 vào hoạt động.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm trong những năm tới.
Về mặt kinh tế, các tính toán về hiệu quả của cả hai dự án đều đã xem xét đầy đủ mọi yếu tố ảnh hưởng và kết quả tính toán cho thấy cả hai dự án đều có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của Nhân Cơ khó khăn hơn nên dự án này có hiệu quả thấp hơn.
Cụ thể là với cơ cấu vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70% (vay thương mại, không có ưu đãi), phí môi trường 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai, thuế suất thuế xuất khẩu alumina 20%, phương thức vận chuyển alumina bằng đường bộ…, giá thành sản xuất trung bình một tấn alumina là 287,6 USD.
Với giá bán bình quân (tính cho cả đời dự án) là 335 USD/tấn alumina, dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về kinh tế. Thời gian thu hồi vốn của dự án là 12,4 năm/30 năm tồn tại của dự án. Các tính toán đã được dựa trên những điều kiện cơ bản bất lợi. Nếu xét hiệu quả kinh tế thuần, hiệu quả của dự án này không cao.
Tuy nhiên, đối với cả hai dự án, quan điểm chủ đạo khi xem xét việc đầu tư là phải tính hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh, vì TKV là Tập đoàn Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao nên không thể coi hiệu quả kinh tế là thước đo duy nhất. Đơn cử, nếu xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp thì đặt nhà máy alumina tại ven biển sẽ hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, ngay cả khi chỉ xét riêng về mặt kinh tế tôi cho rằng cũng cần lưu ý bốn yếu tố. Thứ nhất, hiện tại, thuế xuất khẩu alumina của các nước xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới phổ biến là 0-5%, Việt Nam quy định 20% là bất lợi cho dự án, song ngân sách Nhà nước thu được nhiều hơn.
Thứ hai, nếu xét về lợi nhuận thu được trên một ha đất (điều mà nhiều người hay nhắc đến khi cho rằng đầu tư cho chè, càphê có lợi hơn), khai thác bauxite-sản xuất alumina cao hơn rất nhiều lần.
Thứ ba, mặc dù giá khoáng sản, kim loại trên thị trường thế giới biến động theo chu kỳ (hiện đang bắt đầu chu kỳ tăng), nhưng xu thế chung là giá ngày càng tăng (do nhu cầu tăng trong khi trữ lượng khoáng sản là có hạn và ngày càng giảm đi).
Thứ tư, các tính toán kinh tế chỉ tính cho 30 năm hoạt động, song thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm và những năm về sau sẽ có hiệu quả lớn hơn (do nhà máy đã hết khấu hao). Nói tóm lại, nếu xét trên khía cạnh kinh tế, tôi cho rằng có thể yên tâm về hiệu quả của hai dự án đang đầu tư.
Trong quá trình triển khai đã có những vướng mắc gì nảy sinh và hiện nay tiến độ thực hiện các dự án này ra sao, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Đây là hai dự án lớn, công nghệ hoàn toàn mới đối với Việt Nam, vì vậy việc có những vướng mắc trong quá trình triển khai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc mà các dự án quy mô lớn thường hay gặp phải là vấn đề đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, hai dự án này về cơ bản là thuận lợi và đó trước hết là nhờ sự ủng hộ to lớn của chính quyền và nhân dân địa phương.
Đối với dự án Tân Rai, đến nay tiến độ dự án bị chậm một chút (khoảng ba tháng), chủ yếu do quá trình đấu thầu EPC nhà máy tuyển bị kéo dài. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như việc thiết kế-chế tạo thiết bị trong nước chậm, phải mất thêm thời gian cho thẩm định lại thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ, một số việc xử lý lâu do thủ tục hành chính… Đối với dự án Nhân Cơ, hiện mới bắt đầu chính thức triển khai nên chưa xuất hiện vướng mắc lớn.
Thứ trưởng nhận định thế nào công nghệ sử dụng của các dự án khi vừa phải tính đến hiệu quả kinh tế, vừa phải đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Về công nghệ sản xuất alumina thì đây là công nghệ mới đối với Việt Nam, nhưng công nghệ này đã được khẳng định và phổ biến trong ngành công nghiệp nhôm thế giới, kể cả công nghệ thải bùn đỏ, công nghệ xử lý môi trường.
TKV lựa chọn hình thức EPC, trong đó trách nhiệm của nhà thầu bao gồm cả đào tạo công nhân, hướng dẫn vận hành, đảm bảo chạy đạt công suất và bảo hành nhà máy, vì vậy có thể yên tâm.
Về hiệu quả kinh tế tôi đã đề cập ở trên, ở đây chỉ xin nói thêm: ngoại trừ những nguyên nhân khách quan như biến động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, thay đổi chính sách (ví dụ về thuế, lãi suất…), thiên tai bất khả kháng…, hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị, nhất là quản trị chi phí, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, do đã được chuẩn bị kỹ, tôi tin dự án sẽ có hiệu quả và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên.
Đối với vấn đề môi trường, với những kinh nghiệm thế giới tích lũy được, với những giải pháp đã đề ra và sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đặc biệt cùng với sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan môi trường và ý thức ngày càng cao của xã hội về bảo vệ môi trường, tôi tin rằng môi trường sẽ được gìn giữ và cải thiện.
Với những vấn đề còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, dưới góc độ quản lý của Bộ Công Thương, Thứ trưởng cho biết có nên tiếp tục triển khai dự án này không? Nếu tiếp tục triển khai, cần có những giải pháp gì đặt ra để đảm bảo dự án vừa đạt yếu tố hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Việc còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, theo tôi là do sự cố bùn đỏ ở Hungary và hai đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 10 này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn đối với môi trường trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu phức tạp và khó dự đoán.
Tuy nhiên, là người nắm rõ toàn bộ quá trình hàng chục năm nghiên cứu vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên nói chung và quá trình chuẩn bị, hình thành, triển khai dự án nói riêng và lại là người trực tiếp chỉ đạo và tham gia việc rà soát dự án sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, tôi hoàn toàn tin vào trí tuệ và thành quả lao động cũng như ý thức trách nhiệm cao của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia, trong đó có không ít nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực bauxite-nhôm, tin vào sự thận trọng của Chính phủ khi quyết định cho làm thí điểm.
Vì vậy, tôi thấy không có lý do gì để ngừng triển khai dự án, ngược lại, phải phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để bù đắp lại thời gian đã mất, sớm phát huy hiệu quả của dự án, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, sự lo ngại của dư luận là lời cảnh báo và Bộ Công Thương đã chỉ đạo TKV thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường giám sát chất lượng thi công, đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, thuê tư vấn độc lập nước ngoài nhiều kinh nghiệm thẩm định lại thiết kế hồ bùn đỏ, đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm tăng độ an toàn hồ, đập; đồng thời cử chuyên gia đi khảo sát học tập kinh nghiệm xử lý sự cố.
Chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản ứng phó khi sự cố xảy ra, tính thêm phương án thải khô, nghiên cứu việc sử dụng bùn đỏ, tiếp tục rà soát, cập nhật các yếu tố chi phí, dự báo biến động thị trường.…
Tôi cũng khẳng định rằng việc vận hành dự án có hiệu quả và bảo vệ, phục hồi môi trường sẽ là việc phải làm suốt đời dự án.
Cảm ơn Thứ trưởng!
Xin Thứ trưởng đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế của các dự án bauxite đang triển khai thí điểm ở Tây Nguyên?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Ở Tây Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đầu tư hai dự án khai thác bauxite-sản xuất alumina là dự án Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng, có công suất 650.000 tấn alumina/năm, dự kiến quý I/2011 đi vào hoạt động và dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắk Nông, có công suất tương tự, dự kiến quý IV/2012 vào hoạt động.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm trong những năm tới.
Về mặt kinh tế, các tính toán về hiệu quả của cả hai dự án đều đã xem xét đầy đủ mọi yếu tố ảnh hưởng và kết quả tính toán cho thấy cả hai dự án đều có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của Nhân Cơ khó khăn hơn nên dự án này có hiệu quả thấp hơn.
Cụ thể là với cơ cấu vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70% (vay thương mại, không có ưu đãi), phí môi trường 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai, thuế suất thuế xuất khẩu alumina 20%, phương thức vận chuyển alumina bằng đường bộ…, giá thành sản xuất trung bình một tấn alumina là 287,6 USD.
Với giá bán bình quân (tính cho cả đời dự án) là 335 USD/tấn alumina, dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về kinh tế. Thời gian thu hồi vốn của dự án là 12,4 năm/30 năm tồn tại của dự án. Các tính toán đã được dựa trên những điều kiện cơ bản bất lợi. Nếu xét hiệu quả kinh tế thuần, hiệu quả của dự án này không cao.
Tuy nhiên, đối với cả hai dự án, quan điểm chủ đạo khi xem xét việc đầu tư là phải tính hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh, vì TKV là Tập đoàn Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao nên không thể coi hiệu quả kinh tế là thước đo duy nhất. Đơn cử, nếu xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp thì đặt nhà máy alumina tại ven biển sẽ hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, ngay cả khi chỉ xét riêng về mặt kinh tế tôi cho rằng cũng cần lưu ý bốn yếu tố. Thứ nhất, hiện tại, thuế xuất khẩu alumina của các nước xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới phổ biến là 0-5%, Việt Nam quy định 20% là bất lợi cho dự án, song ngân sách Nhà nước thu được nhiều hơn.
Thứ hai, nếu xét về lợi nhuận thu được trên một ha đất (điều mà nhiều người hay nhắc đến khi cho rằng đầu tư cho chè, càphê có lợi hơn), khai thác bauxite-sản xuất alumina cao hơn rất nhiều lần.
Thứ ba, mặc dù giá khoáng sản, kim loại trên thị trường thế giới biến động theo chu kỳ (hiện đang bắt đầu chu kỳ tăng), nhưng xu thế chung là giá ngày càng tăng (do nhu cầu tăng trong khi trữ lượng khoáng sản là có hạn và ngày càng giảm đi).
Thứ tư, các tính toán kinh tế chỉ tính cho 30 năm hoạt động, song thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm và những năm về sau sẽ có hiệu quả lớn hơn (do nhà máy đã hết khấu hao). Nói tóm lại, nếu xét trên khía cạnh kinh tế, tôi cho rằng có thể yên tâm về hiệu quả của hai dự án đang đầu tư.
Trong quá trình triển khai đã có những vướng mắc gì nảy sinh và hiện nay tiến độ thực hiện các dự án này ra sao, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Đây là hai dự án lớn, công nghệ hoàn toàn mới đối với Việt Nam, vì vậy việc có những vướng mắc trong quá trình triển khai là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc mà các dự án quy mô lớn thường hay gặp phải là vấn đề đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, hai dự án này về cơ bản là thuận lợi và đó trước hết là nhờ sự ủng hộ to lớn của chính quyền và nhân dân địa phương.
Đối với dự án Tân Rai, đến nay tiến độ dự án bị chậm một chút (khoảng ba tháng), chủ yếu do quá trình đấu thầu EPC nhà máy tuyển bị kéo dài. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như việc thiết kế-chế tạo thiết bị trong nước chậm, phải mất thêm thời gian cho thẩm định lại thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ, một số việc xử lý lâu do thủ tục hành chính… Đối với dự án Nhân Cơ, hiện mới bắt đầu chính thức triển khai nên chưa xuất hiện vướng mắc lớn.
Thứ trưởng nhận định thế nào công nghệ sử dụng của các dự án khi vừa phải tính đến hiệu quả kinh tế, vừa phải đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Về công nghệ sản xuất alumina thì đây là công nghệ mới đối với Việt Nam, nhưng công nghệ này đã được khẳng định và phổ biến trong ngành công nghiệp nhôm thế giới, kể cả công nghệ thải bùn đỏ, công nghệ xử lý môi trường.
TKV lựa chọn hình thức EPC, trong đó trách nhiệm của nhà thầu bao gồm cả đào tạo công nhân, hướng dẫn vận hành, đảm bảo chạy đạt công suất và bảo hành nhà máy, vì vậy có thể yên tâm.
Về hiệu quả kinh tế tôi đã đề cập ở trên, ở đây chỉ xin nói thêm: ngoại trừ những nguyên nhân khách quan như biến động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, thay đổi chính sách (ví dụ về thuế, lãi suất…), thiên tai bất khả kháng…, hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị, nhất là quản trị chi phí, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, do đã được chuẩn bị kỹ, tôi tin dự án sẽ có hiệu quả và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên.
Đối với vấn đề môi trường, với những kinh nghiệm thế giới tích lũy được, với những giải pháp đã đề ra và sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đặc biệt cùng với sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan môi trường và ý thức ngày càng cao của xã hội về bảo vệ môi trường, tôi tin rằng môi trường sẽ được gìn giữ và cải thiện.
Với những vấn đề còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, dưới góc độ quản lý của Bộ Công Thương, Thứ trưởng cho biết có nên tiếp tục triển khai dự án này không? Nếu tiếp tục triển khai, cần có những giải pháp gì đặt ra để đảm bảo dự án vừa đạt yếu tố hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo an toàn về môi trường?
Thứ trưởng Lê Dương Quang: Việc còn nhiều tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên, theo tôi là do sự cố bùn đỏ ở Hungary và hai đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 10 này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn đối với môi trường trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu phức tạp và khó dự đoán.
Tuy nhiên, là người nắm rõ toàn bộ quá trình hàng chục năm nghiên cứu vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên nói chung và quá trình chuẩn bị, hình thành, triển khai dự án nói riêng và lại là người trực tiếp chỉ đạo và tham gia việc rà soát dự án sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, tôi hoàn toàn tin vào trí tuệ và thành quả lao động cũng như ý thức trách nhiệm cao của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia, trong đó có không ít nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực bauxite-nhôm, tin vào sự thận trọng của Chính phủ khi quyết định cho làm thí điểm.
Vì vậy, tôi thấy không có lý do gì để ngừng triển khai dự án, ngược lại, phải phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để bù đắp lại thời gian đã mất, sớm phát huy hiệu quả của dự án, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, sự lo ngại của dư luận là lời cảnh báo và Bộ Công Thương đã chỉ đạo TKV thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường giám sát chất lượng thi công, đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, thuê tư vấn độc lập nước ngoài nhiều kinh nghiệm thẩm định lại thiết kế hồ bùn đỏ, đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm tăng độ an toàn hồ, đập; đồng thời cử chuyên gia đi khảo sát học tập kinh nghiệm xử lý sự cố.
Chúng tôi cũng xây dựng các kịch bản ứng phó khi sự cố xảy ra, tính thêm phương án thải khô, nghiên cứu việc sử dụng bùn đỏ, tiếp tục rà soát, cập nhật các yếu tố chi phí, dự báo biến động thị trường.…
Tôi cũng khẳng định rằng việc vận hành dự án có hiệu quả và bảo vệ, phục hồi môi trường sẽ là việc phải làm suốt đời dự án.
Cảm ơn Thứ trưởng!
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)