Hậu quả là Trái Đất sẽ nóng lên ít nhất 3 độ C, biếnnhiều khu vực rộng lớn trên hành tinh thành các khu vực mà con ngườikhông thể tồn tại.
Ông Kevin Schaefer, nhàkhoa học thuộc Trung tâm dữ liệu băng tuyết Mỹ, nhấn mạnh nhân loại phảiđối mặt với hiểm họa này trong vòng 15-20 năm tới. Khi 13 triệu km2băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy do Trái Đất nóng lên với tốc độ thảikhí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển như hiện nay, mọi nỗ lực của conngười ngăn chặn Trái Đất nóng lên trở nên "vô hiệu."
Chỉ cần 29-60%lượng băng vĩnh cửu này tan chảy, gần 200 tỷ tấn CO2 , tương đương 50%lượng CO2 thải vào khí quyển kể từ thời kỳ tiền công nghiệp đến nay, sẽthoát vào khí quyển vào năm 2200. Nhà khoa học Schaphơ nhấn mạnh nghiêncứu này còn chưa tính đến hậu quả từ lượng khí mêtan ở Bắc Cực thoát vàokhí quyển.
Hiện tại, mỗi năm đã có 8 triệu tấn mêtan thoát vào khíquyển từ thềm lục địa Bắc Cực ở Đông Siberia. Tác động làm TráiĐất nóng lên của khí mêtan cao gấp 40 lần tác động của khí CO2.
Quá trình tan băng vĩnh cửu tại Bắc Cực bắt đầu từ thập niên 80của thế kỷ 20. Cho đến nay, 130km2 băng vĩnh cửu ở Bắc Cực thuộc phầnlãnh thổ của Canada đã biến mất./.