Tạp chí y học nổi tiếng "The New England Journal of Medicine" ngày 11/7, đã công bố một công trình nghiên cứu của các bác sỹ Mỹ cho thấy còn nhiều vấn đề xung quanh tác dụng của các loại thuốc kháng virus retro trong quan hệ tình dục khác giới lành mạnh, được dùng như một loại thuốc phòng lây nhiễm HIV.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét kết quả của ba cuộc thử nghiệm thuốc phòng ngừa HIV, được thực hiện chủ yếu tại châu Phi, và nhận thấy cả ba đều cho những kết quả khác nhau.
Với cách tiếp cận chủ đạo được gọi là "Dự phòng trước khi bị phơi nhiễm" (PrEP), ba nghiên cứu trên đã tiến hành thử nghiệm cho những người khỏe mạnh uống thuốc kháng virus retro nhằm giúp họ tránh bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục với những bạn tình có HIV.
Nghiên cứu đầu tiên có tên "Partners PrEP," được tiến hành từ 2008 đến 2010 tại Kenya và Uganda, với sự tham gia của hơn 4.700 cặp vợ chồng, trong đó mỗi cặp có một người bị nhiễm HIV.
Nhóm này được cho uống mỗi ngày một viên tenofovir. Kết quả cho thấy với liều lượng thuốc được dùng đều đặn hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người khỏe mạnh đã giảm từ 67% đến 75%, và tác dụng hiệu quả của thuốc được ghi nhận là tương đồng giữa cả nam và nữ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác có tên "FEM-PrEP," đã bị ngừng vào tháng 4/2011, lại cho thấy nhóm dùng thuốc kháng virus đã không được bảo vệ trước khả năng bị lây nhiễm HIV hiệu quả hơn so với nhóm dùng thuốc đường (giả dược). Nghiên cứu này tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên trên 2.120 phụ nữ ở Kenya, Nam Phi và Tanzania. Kết quả cho thấy 33 phụ nữ dùng thuốc đã bị lây nhiễm HIV so với 35 người dùng giả dược.
Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 40% người tham gia thử nghiệm tuân thủ phác đồ điều trị và uống thuốc đều đặn, trong khi đó các tác dụng phụ như buồn nôn và nôn mửa cũng như triệu chứng bất thường ở thận hoặc gan ở những người này cũng được ghi nhận. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều phụ nữ tham gia thử nghiệm không uống thuốc thường xuyên vì cho rằng họ có ít nguy cơ nhiễm HIV.
Trong khi đó, nghiên cứu thứ ba với tên gọi "TDF-2," được tiến hành nghiên cứu trên 1219 nam và nữ ở Botswana, cho thấy việc điều trị dự phòng trước khi bị lây nhiễm đã phát huy hiệu quả đối với khoảng 62% người có quan hệ tình dục khác giới. Một số nghiên cứu trước đó về những nam giới khỏe mạnh có quan hệ tình dục đồng tính cũng cho thấy rằng với liều lượng đều đặn hàng ngày, thuốc phòng ngừa HIV làm giảm 44% nguy cơ lây nhiễm virus ở những người này.
Dựa vào các kết quả khác nhau của ba công trình trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bác sỹ cần cân nhắc việc lựa chọn một cách tiếp cận phù hợp đối với từng nhóm bệnh nhân, nghiên cứu cách tránh nguy cơ kháng thuốc và các tác dụng phụ lâu dài, cũng như đảm bảo quá trình điều trị sẽ không khuyến khích các hành vi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Dự kiến trong tháng 9 này, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt cho lưu hành các loại thuốc phòng chống lây nhiễm HIV đầu tiên. Do đó, việc quản lý và sử dụng thuốc kháng virus HIV cần được các chuyên gia y tế quản lý tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc giúp mọi cá nhân phòng ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS./.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét kết quả của ba cuộc thử nghiệm thuốc phòng ngừa HIV, được thực hiện chủ yếu tại châu Phi, và nhận thấy cả ba đều cho những kết quả khác nhau.
Với cách tiếp cận chủ đạo được gọi là "Dự phòng trước khi bị phơi nhiễm" (PrEP), ba nghiên cứu trên đã tiến hành thử nghiệm cho những người khỏe mạnh uống thuốc kháng virus retro nhằm giúp họ tránh bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục với những bạn tình có HIV.
Nghiên cứu đầu tiên có tên "Partners PrEP," được tiến hành từ 2008 đến 2010 tại Kenya và Uganda, với sự tham gia của hơn 4.700 cặp vợ chồng, trong đó mỗi cặp có một người bị nhiễm HIV.
Nhóm này được cho uống mỗi ngày một viên tenofovir. Kết quả cho thấy với liều lượng thuốc được dùng đều đặn hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người khỏe mạnh đã giảm từ 67% đến 75%, và tác dụng hiệu quả của thuốc được ghi nhận là tương đồng giữa cả nam và nữ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác có tên "FEM-PrEP," đã bị ngừng vào tháng 4/2011, lại cho thấy nhóm dùng thuốc kháng virus đã không được bảo vệ trước khả năng bị lây nhiễm HIV hiệu quả hơn so với nhóm dùng thuốc đường (giả dược). Nghiên cứu này tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên trên 2.120 phụ nữ ở Kenya, Nam Phi và Tanzania. Kết quả cho thấy 33 phụ nữ dùng thuốc đã bị lây nhiễm HIV so với 35 người dùng giả dược.
Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 40% người tham gia thử nghiệm tuân thủ phác đồ điều trị và uống thuốc đều đặn, trong khi đó các tác dụng phụ như buồn nôn và nôn mửa cũng như triệu chứng bất thường ở thận hoặc gan ở những người này cũng được ghi nhận. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều phụ nữ tham gia thử nghiệm không uống thuốc thường xuyên vì cho rằng họ có ít nguy cơ nhiễm HIV.
Trong khi đó, nghiên cứu thứ ba với tên gọi "TDF-2," được tiến hành nghiên cứu trên 1219 nam và nữ ở Botswana, cho thấy việc điều trị dự phòng trước khi bị lây nhiễm đã phát huy hiệu quả đối với khoảng 62% người có quan hệ tình dục khác giới. Một số nghiên cứu trước đó về những nam giới khỏe mạnh có quan hệ tình dục đồng tính cũng cho thấy rằng với liều lượng đều đặn hàng ngày, thuốc phòng ngừa HIV làm giảm 44% nguy cơ lây nhiễm virus ở những người này.
Dựa vào các kết quả khác nhau của ba công trình trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bác sỹ cần cân nhắc việc lựa chọn một cách tiếp cận phù hợp đối với từng nhóm bệnh nhân, nghiên cứu cách tránh nguy cơ kháng thuốc và các tác dụng phụ lâu dài, cũng như đảm bảo quá trình điều trị sẽ không khuyến khích các hành vi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Dự kiến trong tháng 9 này, Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt cho lưu hành các loại thuốc phòng chống lây nhiễm HIV đầu tiên. Do đó, việc quản lý và sử dụng thuốc kháng virus HIV cần được các chuyên gia y tế quản lý tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc giúp mọi cá nhân phòng ngừa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS./.
(TTXVN)