Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu về "Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam-Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách," tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.
Hội đồng Anh (BC) và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) đồng tổ chức hội thảo.
Đánh giá cao những nỗ lực của các bên lần đầu tiên tham gia nghiên cứu về "Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam," Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế trong hơn 25 năm qua tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong phục hồi kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì mức tăng trưởng bền vững và hàng loạt vấn đề xã hội, môi trường...
Để giải quyết các vấn đề trên, bên cạnh các nguồn lực và nỗ lực của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, Chính phủ Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến việc phát huy sáng kiến, nguồn lực, sự tham gia của tư nhân và cộng đồng. Một trong những phương thức, sáng kiến mới đó là "doanh nghiệp xã hội."
Hy vọng rằng, mặc dù mới khởi đầu, nhưng doanh nghiệp xã hội sẽ trở thành khu vực đóng góp lớn vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng mong muốn sau công bố kết quả nghiên cứu, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ có những đề xuất định hướng và giải pháp để thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam; thúc đẩy sự phối hợp có hiệu quả giữa khu vực Nhà nước, các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường...
Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam Robin Rickard đã chia sẻ kinh nghiệm về kết nối thành công doanh nghiệp xã hội tại Anh, nơi hiện giữ vị trí tiên phong, với 55.000 doanh nghiệp, có tổng thu đạt gần 27 tỷ bảng Anh và đóng góp 8,4 tỷ bảng Anh/năm vào GDP, sử dụng 475.000 lao động và 300.000 tình nguyện viên, chiếm 5% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Ông Rickard cho rằng đây là ngành mới nổi do đó rất cần được hỗ trợ, giúp đỡ để chia sẻ ý tưởng, kết nối giữa các doanh nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội.
Theo Báo cáo nghiên cứu, doanh nghiệp xã hội là một khái niệm còn mới ở Việt Nam, mặc dù cả nước đã có khoảng 200 tổ chức được cho là đang hoạt động đúng theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Nhìn chung, doanh nghiệp xã hội là một mô hình tổ chức có ba đặc điểm, gồm: đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc thị trường như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đó; tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho việc mở rộng mục tiêu xã hội.
Từ những phân tích khái niệm, so sánh giữa doanh nghiệp xã hội với các tổ chức xã hội khác, trong bối cảnh nguồn vốn ODA đang giảm dần, báo cáo đã chỉ ra rằng, sự phát triển doanh nghiệp xã hội phù hợp với xu hướng dịch chuyển mối quan tâm hiện nay của các nhà tài trợ quốc tế theo hướng áp dụng nguyên tắc thị trường phục vụ phát triển bền vững. Ví dụ như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với dự án thị trường cho người nghèo và dự kiến quỹ đầu tư cùng người nghèo; Ngân hàng Thế giới (WB) với "Ngày sáng tạo Việt Nam;" một số nhà tài trợ khác với mô hình tài trợ một phần sáng kiến/đề xuất dự án vì cộng đồng và có tiềm năng xuất khẩu....
Báo cáo nghiên cứu cũng đã đề cập tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Đặc điểm chung là được thành lập để đưa ra các giải pháp xã hội có tính sáng tạo; có mục tiêu xã hội, môi trường là chủ đạo; có tính cạnh tranh và định hướng thị trường cao; tối ưu nhưng không tối đa lợi nhuận. Đa phần lợi nhuận thu được, dùng để tái đầu tư và mở rộng tác động, không phải để chia cho nhà đầu tư...
Lấy ví dụ về doanh nghiệp xã hội - Công ty Tò he thành lập năm 2009. Doanh nghiệp này có nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động sáng tạo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua cung cấp sân chơi, nguyên liệu và dạy vẽ. Tranh vẽ của các em được sử dụng để sản xuất các mặt hàng thời trang, thân thiện môi trường. Trung tâm nghị lực sống tại Nghệ An và Hà Nội phát triển liên tục trong 7 năm qua.
Mục đích của trung tâm này là hỗ trợ hòa nhập toàn diện cho người khuyết tật thông qua hoạt động đào tạo công nghệ thông tin, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, kết nối các cơ sở sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm của người khuyết tật... Nhiều năm liền, trung tâm này được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng danh hiện cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật tốt nhất...
Báo cáo cũng đã phân tích, đưa ra những gợi mở về xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Theo đó, trong chính sách đối với doanh nghiệp xã hội, Nhà nước chú trọng vào những hiệu quả, tác động xã hội mà doanh nghiệp xã hội mang lại. Với sứ mệnh xã hội phải được đặt lên hàng đầu, do đó doanh nghiệp xã hội bắt buộc phải có mục tiêu xã hội. Đây là điểm then chốt để phân biệt doanh nghiệp xã hội với các tổ chức khác..../.
Hội đồng Anh (BC) và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) đồng tổ chức hội thảo.
Đánh giá cao những nỗ lực của các bên lần đầu tiên tham gia nghiên cứu về "Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam," Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế trong hơn 25 năm qua tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong phục hồi kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế, duy trì mức tăng trưởng bền vững và hàng loạt vấn đề xã hội, môi trường...
Để giải quyết các vấn đề trên, bên cạnh các nguồn lực và nỗ lực của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, Chính phủ Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến việc phát huy sáng kiến, nguồn lực, sự tham gia của tư nhân và cộng đồng. Một trong những phương thức, sáng kiến mới đó là "doanh nghiệp xã hội."
Hy vọng rằng, mặc dù mới khởi đầu, nhưng doanh nghiệp xã hội sẽ trở thành khu vực đóng góp lớn vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng mong muốn sau công bố kết quả nghiên cứu, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ có những đề xuất định hướng và giải pháp để thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam; thúc đẩy sự phối hợp có hiệu quả giữa khu vực Nhà nước, các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường...
Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam Robin Rickard đã chia sẻ kinh nghiệm về kết nối thành công doanh nghiệp xã hội tại Anh, nơi hiện giữ vị trí tiên phong, với 55.000 doanh nghiệp, có tổng thu đạt gần 27 tỷ bảng Anh và đóng góp 8,4 tỷ bảng Anh/năm vào GDP, sử dụng 475.000 lao động và 300.000 tình nguyện viên, chiếm 5% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Ông Rickard cho rằng đây là ngành mới nổi do đó rất cần được hỗ trợ, giúp đỡ để chia sẻ ý tưởng, kết nối giữa các doanh nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội.
Theo Báo cáo nghiên cứu, doanh nghiệp xã hội là một khái niệm còn mới ở Việt Nam, mặc dù cả nước đã có khoảng 200 tổ chức được cho là đang hoạt động đúng theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Nhìn chung, doanh nghiệp xã hội là một mô hình tổ chức có ba đặc điểm, gồm: đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc thị trường như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đó; tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho việc mở rộng mục tiêu xã hội.
Từ những phân tích khái niệm, so sánh giữa doanh nghiệp xã hội với các tổ chức xã hội khác, trong bối cảnh nguồn vốn ODA đang giảm dần, báo cáo đã chỉ ra rằng, sự phát triển doanh nghiệp xã hội phù hợp với xu hướng dịch chuyển mối quan tâm hiện nay của các nhà tài trợ quốc tế theo hướng áp dụng nguyên tắc thị trường phục vụ phát triển bền vững. Ví dụ như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với dự án thị trường cho người nghèo và dự kiến quỹ đầu tư cùng người nghèo; Ngân hàng Thế giới (WB) với "Ngày sáng tạo Việt Nam;" một số nhà tài trợ khác với mô hình tài trợ một phần sáng kiến/đề xuất dự án vì cộng đồng và có tiềm năng xuất khẩu....
Báo cáo nghiên cứu cũng đã đề cập tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Đặc điểm chung là được thành lập để đưa ra các giải pháp xã hội có tính sáng tạo; có mục tiêu xã hội, môi trường là chủ đạo; có tính cạnh tranh và định hướng thị trường cao; tối ưu nhưng không tối đa lợi nhuận. Đa phần lợi nhuận thu được, dùng để tái đầu tư và mở rộng tác động, không phải để chia cho nhà đầu tư...
Lấy ví dụ về doanh nghiệp xã hội - Công ty Tò he thành lập năm 2009. Doanh nghiệp này có nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động sáng tạo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua cung cấp sân chơi, nguyên liệu và dạy vẽ. Tranh vẽ của các em được sử dụng để sản xuất các mặt hàng thời trang, thân thiện môi trường. Trung tâm nghị lực sống tại Nghệ An và Hà Nội phát triển liên tục trong 7 năm qua.
Mục đích của trung tâm này là hỗ trợ hòa nhập toàn diện cho người khuyết tật thông qua hoạt động đào tạo công nghệ thông tin, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, kết nối các cơ sở sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm của người khuyết tật... Nhiều năm liền, trung tâm này được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng danh hiện cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật tốt nhất...
Báo cáo cũng đã phân tích, đưa ra những gợi mở về xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Theo đó, trong chính sách đối với doanh nghiệp xã hội, Nhà nước chú trọng vào những hiệu quả, tác động xã hội mà doanh nghiệp xã hội mang lại. Với sứ mệnh xã hội phải được đặt lên hàng đầu, do đó doanh nghiệp xã hội bắt buộc phải có mục tiêu xã hội. Đây là điểm then chốt để phân biệt doanh nghiệp xã hội với các tổ chức khác..../.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)