Công bố báo cáo " Xu hướng việc làm VN 2009"

Báo cáo phân tích các chỉ số chính về thị trường lao động được quốc tế công nhận từ 1997-2007; những kết quả đạt được của thị trường lao động.
Báo cáo"Xu hướng việc làm Việt Nam 2009", do Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thịtrường lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Tổchức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp thực hiện, đã được công bố ngày 29/1, tại Hà Nội.

Phát biểu lại buổi lễ công bố báo cáo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn ThịKim Ngân đánh giá cao việc lần đầu tiên công bố báo cáo được nghiên cứu và phântích chi tiết về tình hình việc làm tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đangtrong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, báo cáo "Xu hướng việc làm Việt Nam2009" sẽ là một tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nâng cao hiệuquả của các chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và đảm bảo việc làm bềnvững cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ông Willy Vandenberghe, Trưởng Bộ phận hợp tác của Phái đoàn Liên minh châu Âutại Việt Nam, cũng cho rằng: "Báo cáo ra đời rất đúngthời điểm, vì thị trường lao động Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ, phải đối mặtvới những thách thức quan trọng và đứng trước vận hội lớn trong quá trình vươntới vị thế của nước có thu nhập trung bình".

Báo cáo "Xu hướng việc làm Việt Nam 2009" phân tích các chỉ sốchính về thị trường lao động được quốc tế công nhận trong giai đoạn 1997-2007,những kết quả đạt được của thị trường lao động Việt Nam và mức độ thực hiệnnhững mục tiêu việc làm bền vững tại Việt Nam.

Nghiên cứu tình hình thị trường lao động Việt Nam từ 1997-2007, báo cáo "Xuhướng việc làm Việt Nam 2009" kết luận thất nghiệp không phải là một vấn đềnghiêm trọng đối với Việt Nam, do tỷ lệ thất nghiệp trong thập kỷ qua luôn giữ ởmức thấp và ổn định và tạo cơ hội việc làm bền vững cho tất cả mọi người, đặcbiệt cho thanh niên là một vấn đề quan trọng tại Việt Nam hiện nay.

Theo kết quả nghiên cứu, sự phát triển dân số nhanh của Việt Nam đã bổ sung thêmlực lượng lao động và gây áp lực cho thị trường lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽGDP dẫn đến sự tăng trưởng về việc làm, cải thiện về năng suất lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng dânsố đang có xu hướng giảm, tỷ lệ lao động trong ngành ngành công nghiệp và du lịch tăng lên.

Việc làm dễ bị tổn thươngchiếm tỷ lệ cao trong tổng số việc làm và xuất hiện ngày càng rõ nét về tìnhtrạng phân hoá về giới trong các nhóm lao động phân theo vị thế công việc.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, dù mức độ đô thị hóa nhanh, nhưng Việt Nam vẫn làmột nước nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọngnhất của Việt Nam, cho dù trong thời gian qua, tỷ lệ lao động làm việc lĩnh vựcnày đã giảm đáng kể và chuyển dịch sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế./.

Xuân Khu (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thu phí 6 tuyến đường cao tốc

Đề xuất thu phí 6 tuyến đường cao tốc

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải về việc thu phí đường bộ 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác.