Ngày 3/10, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 46//CĐ-TW gửi: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng chống bão số 7.
Công điện nêu rõ, hồi 13 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng đổi hướng về phía Nam, sau đó đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và có khả năng mạnh thêm.
Đây là cơn bão có diễn biến phức tạp. Bão có thể mạnh lên và di chuyển nhanh hơn, đồng thời có thể gây mưa trên diện rộng. Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các bộ quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, thực hiện kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là vùng biển từ Bắc vĩ tuyến 130 đến vĩ tuyến 170.
Bộ Công an chỉ đạo, điều hành đảm bảo an toàn giao thông, bố trí lực lượng phương tiện kiểm soát các ngầm, tràn khi có lũ xảy ra.
Các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc kiểm tra, vận hành các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đảm bảo an toàn, hiệu quả công trình và an toàn hạ du.
Các địa phương tập trung chỉ đạo: Hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền vào nơi trú tránh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; rà soát, kiểm tra khu vực dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng trũng, thấp, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu./.
Công điện nêu rõ, hồi 13 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão có khả năng đổi hướng về phía Nam, sau đó đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 km và có khả năng mạnh thêm.
Đây là cơn bão có diễn biến phức tạp. Bão có thể mạnh lên và di chuyển nhanh hơn, đồng thời có thể gây mưa trên diện rộng. Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các bộ quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, thực hiện kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là vùng biển từ Bắc vĩ tuyến 130 đến vĩ tuyến 170.
[Thực hiện nghiêm các biện pháp ứng phó bão số 7]
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.Bộ Công an chỉ đạo, điều hành đảm bảo an toàn giao thông, bố trí lực lượng phương tiện kiểm soát các ngầm, tràn khi có lũ xảy ra.
Các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc kiểm tra, vận hành các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đảm bảo an toàn, hiệu quả công trình và an toàn hạ du.
Các địa phương tập trung chỉ đạo: Hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền vào nơi trú tránh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; rà soát, kiểm tra khu vực dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng trũng, thấp, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu./.
(TTXVN)