Cơ quan giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm Cộng hòa Séc ngày 16/10 cho biết lực lượng chức năng đã phát hiện và tịch thu 7.600 chai rượu mạnh chứa chất độc hại, dán nhãn mác của nhà sản xuất rượu Likerka Drak.
Theo cơ quan này, lượng rượu rum nồng độ cồn 40 độ bị tịch thu lên tới 3.300 lít, trong đó chất cồn metanol độc hại có khả năng gây tử vong cho hàng nghìn người, chiếm tới gần 50%, được phát hiện ở thành phố Zlin, phía Đông Cộng hòa Séc.
Từ đầu tháng Chín vừa qua, tại Séc đã có 28 người tử vong do ngộ độc rượu chứa metanol. Đây là vụ ngộ độc hàng loạt sản phẩm rượu gây chết người nghiêm trọng nhất tại Séc trong 30 năm qua.
Ngày 14/9, lần đầu tiên Cộng hòa Séc đã ra lệnh cấm bán đồ uống có nồng độ cồn trên 20% tại các quán rượu, cửa hàng trên khắp cả nước và ngừng xuất khẩu rượu dưới sức ép từ Liên minh châu Âu (EU).
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, đ ại diện Cơ quan kiểm soát và giám sát buôn bán rượu và thuốc lá của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mustafa Chakyroglu cho biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng tránh loại rượu giả chứa cồn metanol độc hại.
Theo ông Chakyroglu, nếu pha thêm một loại hóa chất có vị rất đắng vào cồn metanol được nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ để sử dụng trong công nghiệp, với tỷ lệ 3gram/100 lít, thì cho dù bọn tội phạm có sử dụng loại cồn này để làm rượu giả bán ra thị trường thì người tiêu thụ cũng không thể uống được vì nó rất đắng.
Ông khẳng định nhờ biện pháp này có thể ngăn chặn hoàn toàn việc cồn mêtanôn chưa được xử lý thâm nhập lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, mà đa số trong đó là khách du lịch.
Hồi tháng 5/2011, hơn 20 du khách Nga đã bị ngộ độc rượu giả khi đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó năm người đã tử vong./.
Theo cơ quan này, lượng rượu rum nồng độ cồn 40 độ bị tịch thu lên tới 3.300 lít, trong đó chất cồn metanol độc hại có khả năng gây tử vong cho hàng nghìn người, chiếm tới gần 50%, được phát hiện ở thành phố Zlin, phía Đông Cộng hòa Séc.
Từ đầu tháng Chín vừa qua, tại Séc đã có 28 người tử vong do ngộ độc rượu chứa metanol. Đây là vụ ngộ độc hàng loạt sản phẩm rượu gây chết người nghiêm trọng nhất tại Séc trong 30 năm qua.
Ngày 14/9, lần đầu tiên Cộng hòa Séc đã ra lệnh cấm bán đồ uống có nồng độ cồn trên 20% tại các quán rượu, cửa hàng trên khắp cả nước và ngừng xuất khẩu rượu dưới sức ép từ Liên minh châu Âu (EU).
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, đ ại diện Cơ quan kiểm soát và giám sát buôn bán rượu và thuốc lá của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mustafa Chakyroglu cho biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng tránh loại rượu giả chứa cồn metanol độc hại.
Theo ông Chakyroglu, nếu pha thêm một loại hóa chất có vị rất đắng vào cồn metanol được nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ để sử dụng trong công nghiệp, với tỷ lệ 3gram/100 lít, thì cho dù bọn tội phạm có sử dụng loại cồn này để làm rượu giả bán ra thị trường thì người tiêu thụ cũng không thể uống được vì nó rất đắng.
Ông khẳng định nhờ biện pháp này có thể ngăn chặn hoàn toàn việc cồn mêtanôn chưa được xử lý thâm nhập lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, mà đa số trong đó là khách du lịch.
Hồi tháng 5/2011, hơn 20 du khách Nga đã bị ngộ độc rượu giả khi đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó năm người đã tử vong./.
(TTXVN)