Ngày 3/12, Ủy ban Dân tộc cùng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015."
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Giàng Seo Phử nhấn mạnh: "Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc chậm hơn nhiều so với tốc độ bình quân của cả nước. Việc hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng là không đồng đều với tỷ lệ nghèo. Tuổi thọ trung bình, tình trạng suy dinh dưỡng và các khía cạnh khác về mức sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số còn rất thấp.
Điều đó cho thấy nếu không có những thay đổi lớn trong chiến lược giảm nghèo của quốc gia, trong tương lai không xa vấn đề nghèo đói ở Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu ở vùng dân tộc và miền núi và đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số."
Theo ông John Hendra, Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Việt Nam, để giảm nghèo hiệu quả vùng dân tộc và miền núi cần có cách tiếp cận mới. Ông cho biết công tác giảm nghèo trong thời gian tới sẽ khó khăn, phức tạp và cần nhiều kinh phí hơn giai đoạn trước; đòi hỏi phải có tư duy mới.
"Cần lưu ý rằng, tình trạng nghèo đói rất đa dạng giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Điều này cho thấy ngày càng cần có những giải pháp mục tiêu phù hợp với văn hóa và bối cảnh từng vùng để có thể tiếp tục giảm nghèo và phát triển đồng bộ kinh tế, xã hội và văn hóa, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính dành cho vùng dân tộc và miền núi," ông nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng phải đổi mới tư duy - nhận thức về xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2020, trong đó có tiếp thu, kế thừa một số nội dung chứ không nên rập khuôn từ tư duy đến xác định các nội dung, phương pháp, giải pháp và cơ chế quản lý... của giải đoạn 1998-2010; khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ các dân tộc thiểu số nói chung và các hộ nghèo nói riêng giảm nghèo; vai trò tự lực phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, thách thức, tính tích cực lao động sản xuất, thi đua và giúp nhau làm kinh tế giỏi của các hộ nghèo sẽ quyết định mức độ, chất lượng giảm nghèo bền vững.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá bất cứ vùng dân tộc thiểu số nào muốn xóa đói giảm nghèo bền vững đều cần phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu; cơ bản khắc phục tình trạng dân cư ở phân tán, tự phát; xây dựng tác phong lao động mới, thích ứng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động, sản xuất....
Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong công tác giảm nghèo nói chung, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi. Kết quả của những nỗ lực giảm nghèo là tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm từ 58,1% trong năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009, trong khi đó, tỷ lệ nghèo ở vùng dân tộc và miền núi cũng giảm đáng kể từ 86% năm 1993 xuống còn khoảng 31,2% năm 2009.
Để có những thành quả to lớn này, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm cùng với sự hộ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình lớn: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải đoạn 2006-2010, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 63 huyện nghèo, Chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.../.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Giàng Seo Phử nhấn mạnh: "Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc chậm hơn nhiều so với tốc độ bình quân của cả nước. Việc hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng là không đồng đều với tỷ lệ nghèo. Tuổi thọ trung bình, tình trạng suy dinh dưỡng và các khía cạnh khác về mức sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu số còn rất thấp.
Điều đó cho thấy nếu không có những thay đổi lớn trong chiến lược giảm nghèo của quốc gia, trong tương lai không xa vấn đề nghèo đói ở Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu ở vùng dân tộc và miền núi và đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số."
Theo ông John Hendra, Điều phối viên thường trực của Liên hợp quốc tại Việt Nam, để giảm nghèo hiệu quả vùng dân tộc và miền núi cần có cách tiếp cận mới. Ông cho biết công tác giảm nghèo trong thời gian tới sẽ khó khăn, phức tạp và cần nhiều kinh phí hơn giai đoạn trước; đòi hỏi phải có tư duy mới.
"Cần lưu ý rằng, tình trạng nghèo đói rất đa dạng giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Điều này cho thấy ngày càng cần có những giải pháp mục tiêu phù hợp với văn hóa và bối cảnh từng vùng để có thể tiếp tục giảm nghèo và phát triển đồng bộ kinh tế, xã hội và văn hóa, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính dành cho vùng dân tộc và miền núi," ông nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng phải đổi mới tư duy - nhận thức về xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2020, trong đó có tiếp thu, kế thừa một số nội dung chứ không nên rập khuôn từ tư duy đến xác định các nội dung, phương pháp, giải pháp và cơ chế quản lý... của giải đoạn 1998-2010; khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ các dân tộc thiểu số nói chung và các hộ nghèo nói riêng giảm nghèo; vai trò tự lực phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, thách thức, tính tích cực lao động sản xuất, thi đua và giúp nhau làm kinh tế giỏi của các hộ nghèo sẽ quyết định mức độ, chất lượng giảm nghèo bền vững.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá bất cứ vùng dân tộc thiểu số nào muốn xóa đói giảm nghèo bền vững đều cần phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu; cơ bản khắc phục tình trạng dân cư ở phân tán, tự phát; xây dựng tác phong lao động mới, thích ứng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động, sản xuất....
Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong công tác giảm nghèo nói chung, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi. Kết quả của những nỗ lực giảm nghèo là tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm từ 58,1% trong năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009, trong khi đó, tỷ lệ nghèo ở vùng dân tộc và miền núi cũng giảm đáng kể từ 86% năm 1993 xuống còn khoảng 31,2% năm 2009.
Để có những thành quả to lớn này, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm cùng với sự hộ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình lớn: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải đoạn 2006-2010, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 63 huyện nghèo, Chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)