COVID-19 phơi bày lỗ hổng trong hệ thống an sinh xã hội của Hàn Quốc

Đại dịch COVID-19 phơi bày những lỗ hổng trong mạng lưới an sinh xã hội của Hàn Quốc, nhất là những hoạt động tư nhân do giãn cách xã hội đã làm nảy sinh những điều không tưởng với doanh nghiệp nhỏ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng eastasiaforum.org, kể từ sau khi dân chủ hóa vào năm 1987, Hàn Quốc đã trải qua ba cuộc khủng hoảng kinh tế gồm Khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1999), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) và khủng hoảng kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19) hiện nay.

Cũng như hai cuộc khủng hoảng trước, khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra đã khiến Hàn Quốc phải xem xét lại lại vấn đề phúc lợi xã hội của nước này.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trước đó, Chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung đã phải đẩy mạnh an sinh xã hội của Hàn Quốc.

Hệ quả của cuộc khủng hoảng này là tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 1998 giảm 5,8% và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 8%. Hàn Quốc đã không chuẩn bị trước cho tình trạng thất nghiệp hàng loạt này.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp (EIS) của Hàn Quốc ban hành năm 1995 và ban đầu chỉ đảm bảo được cho 4,1 % trong số 13,6 triệu lao động trên cả nước, cuối cùng đã không thể đối phó với tình trạng này.

[Hàn Quốc bắt đầu siết chặt giãn cách xã hội dịp Trung Thu]

Tỷ lệ đói nghèo tăng cao và thu nhập giảm xuống. Các hệ lụy xã hội đã thôi thúc tiến hành các cuộc cải tổ lớn về vấn đề phúc lợi xã hội, gồm cả việc mở rộng phạm vi áp dụng EIS và đề xuất chương trình hỗ trợ công phổ quát.

Sự mở rộng hệ thống an sinh xã hội đã giúp Hàn Quốc ổn định hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó. Nền kinh tế với xuất khẩu là chủ đạo của Hàn Quốc đã chịu tác động mạnh trước cuộc khủng hoảng tài chính do phụ thuộc quá nhiều vào ngành ngoại thương.

GDP giảm 3,4% trong quý 4 năm 2008 và 4,2% trong quý 2 năm 2009. Tuy nhiên, các vấn đề xã hội của Hàn Quốc lúc này không nghiêm trọng bằng giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trước đó.

EIS đã hỗ trợ các công ty xuất khẩu duy trì nhân công bằng tiền trợ cấp và giảm giờ làm thay vì cắt giảm nhân lực. Hỗ trợ thất nghiệp và hỗ trợ công đã mang lại những tác động tích cực.

COVID-19 hiện đặt ra nhiều thách thức phức tạp đối với Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã ứng phó thành công trước khủng hoảng y tế do COVID-19 gây ra.

Giống như Trung Quốc, số lượng ca nhiễm của Hàn Quốc tăng vọt vào tháng 2/2020 và chạm đỉnh dịch vào ngày 03/3 với 851 ca nhiễm mới.

Tuy nhiên, sau đó, các ca nhiễm được xác định hàng ngày có chiều hướng giảm còn khoảng 30 ca/ngày trong tháng 8 và dao động ở mức 100 ca nhiễm/ngày vào tháng 9.

Thành công này của Hàn Quốc có thể là do nước này đã tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, cách ly các bệnh nhân nhiễm bệnh, theo dõi sự di chuyển của người dân và nhanh chóng cách ly những người nghi nhiễm.

Việc ngăn chặn thành công dịch bệnh đã giúp Hàn Quốc ứng phó được với các tác động kinh tế do COVID-19 gây ra, với mức tăng trưởng giảm 3,3% vào quý 22020. Hầu kết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều đã trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái toàn cầu 1939, khi đó GDP của Nhật Bản chỉ đạt 27,8%, Mỹ là 33% và Liên minh châu Âu là 12,1%.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã phơi bày những lỗ hổng trong mạng lưới an sinh xã hội của Hàn Quốc, nhất là đối với những hoạt động tư nhân do giãn cách xã hội đã làm nảy sinh những điều không tưởng đối với những doanh nghiệp nhỏ.

Lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ tại Hàn Quốc có quy mô khá lớn, ước tính chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động tại nước này. Tuy nhiên, những người làm việc trong lĩnh vực này lại không nằm trong phạm vi áp dụng của EIS.

Việc bảo vệ những người kinh doanh nhỏ lẻ tránh khỏi những tổn thất nặng nề do đại dịch gây ra đã trở thành một vấn đề khẩn cấp mới trong chương trình nghị sự của Hàn Quốc.

Nước này đang thảo luận một trong hai chính sách: Một là chính sách có liên quan đến thu nhập cơ bản phổ quát của Tổng thống Hàn Quốc và Thống đốc tỉnh Gyeonggi Lee Jae-myung.

Chính sách thứ hai là việc mở rộng phạm vi áp dụng của EIS theo hai cách: Thứ nhất là thay thế EIS bằng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp theo kiểu Đan Mạch dựa trên tổng thu nhập của từng người mà không phải theo nghề nghiệp.

Những người kinh doanh nhỏ lẻ và lao động tự do có thể thuộc phạm vi áp dụng của hệ thống bảo hiểm này. Thứ hai là trợ cấp thất nghiệp theo kiểu Đức đối với những người không nằm trong các diện nói trên với điều kiện là họ đang trong quá trình tìm việc hoặc đào tạo.

Các đề xuất về thu nhập cơ bản phổ quát đã thành công khi ban hành chính sách Trợ cấp Cứu viện Khẩn cấp (ERA) dành cho tất cả người dân trong giai đoạn Tổng tuyển cử vào tháng 4/2020 - thời điểm khủng hoảng COVID-19.

ERA do chính phủ đề xuất lúc đầu là nhằm bảo vệ những người Hàn Quốc không thuộc phạm vi áp dụng của EIS. Tuy nhiên, tranh cãi căng thẳng giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền đã dẫn đến việc ERA được áp dụng cho tất cả người dân Hàn Quốc.

Với ERA, tháng 5 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc đã chi trả 1 tỷ won (tương đương 900 USD) cho những hộ gia đình có 4 người và 400.000 Won (tương đương 350 USD) cho những hộ độc thân.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, chính phủ nước này phải cung cấp tiền trợ cấp không dựa trên nhu cầu và rủi ro xã hội. Đây cũng là lần duy nhất ERA chi 14.300 tỷ won (tương đương 12 tỷ USD) - vượt mức tổng kinh phí trợ cấp thất nghiệp 9.000 tỷ won (tương đương 7,6 tỷ USD ) vào năm 2019.

Những người ủng hộ việc mở rộng phạm vị áp dụng EIS đã chỉ trích ERA là nguồn gốc của chủ nghĩa dân túy và không đảm bảo được an toàn những người kinh doanh nhỏ lẻ. Khoản tiền 400.000 won (tương đương 350 USD) của ERA dành cho các hộ độc thân chỉ chiếm 1/5 trong các khoản trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.

Sau tổng tuyển cử, chính quyền Hàn Quốc đã không tán thành việc áp dụng ERA dựa trên thu nhập cơ bản phổ quát trước đó. Một ERA thứ 2, dự kiến sẽ được ban hành vào cuối tháng 9, đang được chỉnh sửa lại thành các khoản trợ cấp có lựa chọn cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, lao động không có hợp đồng và lao động tự do gặp khó khăn trước tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài hiện nay.

Chính phủ cũng thông qua một đạo luật nhằm trợ cấp theo thu nhập cho những người thất nghiệp không thuộc phạm vi áp dụng của EIS trong vòng 6 tháng.

Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị một lộ trình về chế độ bảo hiểm lao động phổ cập, theo đó tất cả người dân tham gia các hoạt động kinh tế đều có thể trình đơn xin trợ cấp thất nghiệp khi bị mất thu nhập.

Hiện vẫn chưa rõ lộ trình này có áp dụng theo kiểu Đức và kiểu Đan Mạch hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là COVID-19 đã khiến hệ thống an sinh của Hàn Quốc bộc lộ những kẽ hở và chính phủ nước này đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là khắc phục những gì mà COVID-19 đã gây ra./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục