Trong hai ngày 25-26/10, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế về thương mại và công nghiệp Singapore (IWFCIS) và Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế Doanh nghiệp xã hội 2012 tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm góp phần nâng cao nhận thức về các giá trị và đóng góp của doanh nghiệp, tạo cơ hội để các đại biểu Việt Nam và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các dự án doanh nghiệp xã hội mới; đồng thời thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế.
Theo bà Cao Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, rất cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích xã hội, cộng đồng.
Bà Ann Phua - Chủ tịch IWFCIS, cũng cho rằng ý kiến của các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ đóng góp những yếu tố cần thiết để tạo ra một doanh nghiệp xã hội tốt. Các chuyên gia trong khu vực có mặt tại hội thảo sẽ phân tích những thách thức cũng như cơ hội của các doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức.
Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam Robin Rickard cho biết Vương quốc Anh là nước đi đầu trong sự phát triển của doanh nghiệp xã hội, do đó đã đúc kết được rất nhiều bài học trong suốt 30 năm qua và vui mừng khi được chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Ông cho rằng, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp xã hội ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Đề cập vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên, nêu rõ Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao (83%), tương đương với nam giới (85%) và có mặt ở hầu hết các ngành, nghề, lĩnh vực. Trong doanh nghiệp, hơn 25% chủ doanh nghiệp và hơn 41% chủ cơ sở sản xuất-kinh doanh là nữ...
Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế như thông tin kịp thời về đường lối, chính sách phát triển kinh tế; tổ chức diễn đàn đối thoại và tham vấn chính sách với các cơ quan Chính phủ; giám sát, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với các chương trình đào tạo, tư vấn quản trị kinh doanh; nâng cao năng lực cho lao động nữ thông qua Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015; xây dựng mạng lưới nữ doanh nhân.
Bà Hoàng Thị Ái Nhiên khẳng định, với vai trò bổ sung và hoàn thiện hơn những gì mà các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân còn thiếu, doanh nghiệp xã hội với bản chất đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, tái đầu tư lợi nhuận cho các hoạt động xã hội và hoạt động phát triển cộng đồng, doanh nghiệp xã hội sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào./.
Hội thảo nhằm góp phần nâng cao nhận thức về các giá trị và đóng góp của doanh nghiệp, tạo cơ hội để các đại biểu Việt Nam và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các dự án doanh nghiệp xã hội mới; đồng thời thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế.
Theo bà Cao Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, rất cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích xã hội, cộng đồng.
Bà Ann Phua - Chủ tịch IWFCIS, cũng cho rằng ý kiến của các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ đóng góp những yếu tố cần thiết để tạo ra một doanh nghiệp xã hội tốt. Các chuyên gia trong khu vực có mặt tại hội thảo sẽ phân tích những thách thức cũng như cơ hội của các doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức.
Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam Robin Rickard cho biết Vương quốc Anh là nước đi đầu trong sự phát triển của doanh nghiệp xã hội, do đó đã đúc kết được rất nhiều bài học trong suốt 30 năm qua và vui mừng khi được chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Ông cho rằng, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp xã hội ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Đề cập vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên, nêu rõ Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao (83%), tương đương với nam giới (85%) và có mặt ở hầu hết các ngành, nghề, lĩnh vực. Trong doanh nghiệp, hơn 25% chủ doanh nghiệp và hơn 41% chủ cơ sở sản xuất-kinh doanh là nữ...
Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế như thông tin kịp thời về đường lối, chính sách phát triển kinh tế; tổ chức diễn đàn đối thoại và tham vấn chính sách với các cơ quan Chính phủ; giám sát, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với các chương trình đào tạo, tư vấn quản trị kinh doanh; nâng cao năng lực cho lao động nữ thông qua Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015; xây dựng mạng lưới nữ doanh nhân.
Bà Hoàng Thị Ái Nhiên khẳng định, với vai trò bổ sung và hoàn thiện hơn những gì mà các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân còn thiếu, doanh nghiệp xã hội với bản chất đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, tái đầu tư lợi nhuận cho các hoạt động xã hội và hoạt động phát triển cộng đồng, doanh nghiệp xã hội sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào./.
Thanh Hòa (TTXVN)