Những ngày qua, khu vực Nghệ An có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, gây ngập lụt nặng ở nhiều địa phương.
Chiều 18/10, đi dọc đường ven sông Lam đoạn qua huyện Hưng Nguyên chúng tôi chứng kiến những thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu. Nhà dân, trường học, trụ sở, trạm y tế của nhiều xã, như Hưng Lợi, Hưng Lam, Hưng Nhân... bị nhấn chìm trong biển nước từ nhiều ngày nay.
Trên đê Tả Lam, gia súc, gia cầm được người dân đem đến tránh trú mưa lũ đứng thành từng hàng dài. Mưa lũ cũng nhấn chìm nhiều xã khác trong huyện Nam Đàn. Giao thông đi lại duy nhất ở những khu vực này là thuyền thuyền. Tại nhiều xã của các địa phương khác cũng trong tình trạng tương tự, cuộc sống người dân đảo lộn và cơ cực vì mưa lũ.
Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, đến 10 giờ ngày 18/10 trên địa bàn tỉnh có 12 người chết; 15.166 nhà, 5.271ha lúa mùa, 4.773ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập chìm trong nước; 21 xã bị ngập lụt sâu, trong đó có 9 xã bị cô lập.
Riêng đường giao thông đã có nhiều tuyến bị ách tắc, giao thông không thể đi lại. Đường ĐT 598A, ĐT 534, ĐT558, ĐT543... bị ngập sâu từ 0,3m đến 1,6m; Quốc lộ 1A đoạn từ Km439 + 400 đến Km441+00 (đoạn qua xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) ngập sâu 0,5m gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền.
Đê Tả Lam, đoạn từ Km 78 + 400 đến Km 78 + 450 xảy ra 2 cung trượt phía sông Lam, cung thứ nhất dài 20m, cung thứ 2 dài 30m, chiều cao cung trượt 5m đến 6m, đất đã sụt 40cm, đỉnh cung trượt cách đỉnh đê 2m. Cách cung trượt về phía hạ lưu 10m, trên mặt đê xuất hiện hai vết nứt dọc, chiều dài mỗi vết 10m.
Theo Chi cục đê điều và phòng chống bão lụt Nghệ An, nguyên nhân sụt lún, hư hỏng đê Tả Lam là do thân đê đắp thủ công, đất đắp không đồng chất; mưa lớn kéo dài, nước sông Lam dâng cao, đất bị bão hòa nước, làm cho chênh lệch giữa đỉnh đê và chân đê lớn, dẫn đến kết cấu đất bị phá vỡ, mái đê mất ổn định và gây trượt, nứt.
Để bảo đảm an toàn cho đê, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục đê điều và phóng chống lụt bão Nghệ An đang phối hợp với huyện Hưng Nguyên đưa ra phương án xử lý là đào rãnh tách nước, thoát ra khỏi phạm vi cung trượt; dùng bạt nilong che kín không cho nước vào khe nứt của cung trượt; dùng cọc tre, mét đóng xéo giữ chân cung trượt, đồng thời dùng bao tải đất đắp giữ chân.
Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có mặt tại điểm sạt lở trên đê Tả Lam đoạn qua xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên cho biết: “Tỉnh đang tiếp tục nắm chắc tình hình ngập lụt trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn người dân vùng có thể bị chia cắt dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, thực hiện phương châm 4 tại chỗ để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt và chia cắt dài ngày; tiếp tục tổ chức canh gác, cảnh báo để đảm bảo an toàn các công trình hồ đập, đê điều và sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra, bổ sung, tiêu cắm trên các tuyến đường bị ngập, huy động lực lượng khắc phục kịp thời các sự cố...”
Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Nghệ An đã thành lập Ban chỉ huy tiền phương, chuẩn bị lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ; điều động ba thuyền cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ đến huyện Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Cửa Lò làm nhiệm vụ sơ tán dân ra khỏi vùng lũ lụt.
Tại Nghệ An, việc khắc phục hậu quả mưa lũ đang gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí của tỉnh hạn chế. Tỉnh đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 100 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo để cứu đói nhân dân vùng ngập lụt; cấp 200 tấn ngô giống, 10 tấn hạt giống rau, 100 cơ số thuốc phòng chống dịch cho người.
Tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn 15 chiếc xuồng cứu hộ để thực hiện cứu hộ, cứu nạn người dân vùng ngập lụt.
Tỉnh cũng đã quyết định hoàn thành Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 sớm hơn dự kiến một buổi để lãnh đạo tỉnh và các ngành, các huyện về địa phương chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục mưa lũ./.
Chiều 18/10, đi dọc đường ven sông Lam đoạn qua huyện Hưng Nguyên chúng tôi chứng kiến những thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu. Nhà dân, trường học, trụ sở, trạm y tế của nhiều xã, như Hưng Lợi, Hưng Lam, Hưng Nhân... bị nhấn chìm trong biển nước từ nhiều ngày nay.
Trên đê Tả Lam, gia súc, gia cầm được người dân đem đến tránh trú mưa lũ đứng thành từng hàng dài. Mưa lũ cũng nhấn chìm nhiều xã khác trong huyện Nam Đàn. Giao thông đi lại duy nhất ở những khu vực này là thuyền thuyền. Tại nhiều xã của các địa phương khác cũng trong tình trạng tương tự, cuộc sống người dân đảo lộn và cơ cực vì mưa lũ.
Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, đến 10 giờ ngày 18/10 trên địa bàn tỉnh có 12 người chết; 15.166 nhà, 5.271ha lúa mùa, 4.773ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập chìm trong nước; 21 xã bị ngập lụt sâu, trong đó có 9 xã bị cô lập.
Riêng đường giao thông đã có nhiều tuyến bị ách tắc, giao thông không thể đi lại. Đường ĐT 598A, ĐT 534, ĐT558, ĐT543... bị ngập sâu từ 0,3m đến 1,6m; Quốc lộ 1A đoạn từ Km439 + 400 đến Km441+00 (đoạn qua xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc) ngập sâu 0,5m gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền.
Đê Tả Lam, đoạn từ Km 78 + 400 đến Km 78 + 450 xảy ra 2 cung trượt phía sông Lam, cung thứ nhất dài 20m, cung thứ 2 dài 30m, chiều cao cung trượt 5m đến 6m, đất đã sụt 40cm, đỉnh cung trượt cách đỉnh đê 2m. Cách cung trượt về phía hạ lưu 10m, trên mặt đê xuất hiện hai vết nứt dọc, chiều dài mỗi vết 10m.
Theo Chi cục đê điều và phòng chống bão lụt Nghệ An, nguyên nhân sụt lún, hư hỏng đê Tả Lam là do thân đê đắp thủ công, đất đắp không đồng chất; mưa lớn kéo dài, nước sông Lam dâng cao, đất bị bão hòa nước, làm cho chênh lệch giữa đỉnh đê và chân đê lớn, dẫn đến kết cấu đất bị phá vỡ, mái đê mất ổn định và gây trượt, nứt.
Để bảo đảm an toàn cho đê, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục đê điều và phóng chống lụt bão Nghệ An đang phối hợp với huyện Hưng Nguyên đưa ra phương án xử lý là đào rãnh tách nước, thoát ra khỏi phạm vi cung trượt; dùng bạt nilong che kín không cho nước vào khe nứt của cung trượt; dùng cọc tre, mét đóng xéo giữ chân cung trượt, đồng thời dùng bao tải đất đắp giữ chân.
Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có mặt tại điểm sạt lở trên đê Tả Lam đoạn qua xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên cho biết: “Tỉnh đang tiếp tục nắm chắc tình hình ngập lụt trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn người dân vùng có thể bị chia cắt dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, thực hiện phương châm 4 tại chỗ để chủ động đối phó với tình huống ngập lụt và chia cắt dài ngày; tiếp tục tổ chức canh gác, cảnh báo để đảm bảo an toàn các công trình hồ đập, đê điều và sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra, bổ sung, tiêu cắm trên các tuyến đường bị ngập, huy động lực lượng khắc phục kịp thời các sự cố...”
Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Nghệ An đã thành lập Ban chỉ huy tiền phương, chuẩn bị lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ; điều động ba thuyền cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ đến huyện Nam Đàn, Đô Lương, thị xã Cửa Lò làm nhiệm vụ sơ tán dân ra khỏi vùng lũ lụt.
Tại Nghệ An, việc khắc phục hậu quả mưa lũ đang gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí của tỉnh hạn chế. Tỉnh đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 100 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo để cứu đói nhân dân vùng ngập lụt; cấp 200 tấn ngô giống, 10 tấn hạt giống rau, 100 cơ số thuốc phòng chống dịch cho người.
Tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn 15 chiếc xuồng cứu hộ để thực hiện cứu hộ, cứu nạn người dân vùng ngập lụt.
Tỉnh cũng đã quyết định hoàn thành Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 sớm hơn dự kiến một buổi để lãnh đạo tỉnh và các ngành, các huyện về địa phương chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục mưa lũ./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN/Vietnam+)