Lần đầu tiên, cuốn sách “Di sản văn hóa Chăm” của tác giả Nguyễn Văn Kự được xuất bản bằng 5 dạng ký tự: Việt latin, Chăm cổ, Chăm latin, Anh và Pháp.
Với 175 bức ảnh, bản vẽ, bản đồ…, đặc biệt trong đó có một số bản vẽ của các nhà khảo cổ học Pháp, cuốn sách đã giới thiệu khái quát các di sản đền tháp Chăm nằm rải rác suốt dải đất miền Trung từ Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên.
Những tác phẩm điêu khắc Chăm có niên đại từ thế kỷ II đền thế kỷ XVI được thể hiện sinh động với những chủ đề về tín ngưỡng, tôn giáo, con người, động vật, hoa lá…
Bên cạnh đó, một phần cuốn sách giới thiệu đời sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, cuộc sống hiện tại của người Chăm trong cả nước.
Từ đó, công trình đã làm nổi bật những nét đẹp kỳ vĩ cũng như một chút hoang sơ còn lưu lại của các di sản văn hóa Chăm.
Các phần của cuốn sách được tác giả sắp xếp và bố cục chặt chẽ, lớp lang, cho thấy một nền văn minh nổi tiếng một thời, có sinh thành và phát triển, góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt Nam.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho biết: “Cuốn sách thể hiện một ứng xử văn hóa rất độc đáo và đầy tính nhân văn của tác giả và nhóm biên soạn đối với di sản văn hóa của dân tộc. Đây vừa là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu vừa là cẩm nang du lịch thú vị cho du khách.”
Trong những năm gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kự và cộng sự đã liên tục cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Chăm-Tây Nguyên như: “Du khảo văn hóa Chăm,” “Nhà Mồ Tây Nguyên,” “Nhà rông Tây Nguyên,”…
Tập sách “Di sản văn hóa Chăm” do nhà xuất bản thế giới phát hành./.
Với 175 bức ảnh, bản vẽ, bản đồ…, đặc biệt trong đó có một số bản vẽ của các nhà khảo cổ học Pháp, cuốn sách đã giới thiệu khái quát các di sản đền tháp Chăm nằm rải rác suốt dải đất miền Trung từ Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên.
Những tác phẩm điêu khắc Chăm có niên đại từ thế kỷ II đền thế kỷ XVI được thể hiện sinh động với những chủ đề về tín ngưỡng, tôn giáo, con người, động vật, hoa lá…
Bên cạnh đó, một phần cuốn sách giới thiệu đời sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, cuộc sống hiện tại của người Chăm trong cả nước.
Từ đó, công trình đã làm nổi bật những nét đẹp kỳ vĩ cũng như một chút hoang sơ còn lưu lại của các di sản văn hóa Chăm.
Các phần của cuốn sách được tác giả sắp xếp và bố cục chặt chẽ, lớp lang, cho thấy một nền văn minh nổi tiếng một thời, có sinh thành và phát triển, góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt Nam.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho biết: “Cuốn sách thể hiện một ứng xử văn hóa rất độc đáo và đầy tính nhân văn của tác giả và nhóm biên soạn đối với di sản văn hóa của dân tộc. Đây vừa là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu vừa là cẩm nang du lịch thú vị cho du khách.”
Trong những năm gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kự và cộng sự đã liên tục cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Chăm-Tây Nguyên như: “Du khảo văn hóa Chăm,” “Nhà Mồ Tây Nguyên,” “Nhà rông Tây Nguyên,”…
Tập sách “Di sản văn hóa Chăm” do nhà xuất bản thế giới phát hành./.
Phương Mai (Vietnam+)