Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương, từ ngày 19/10 đến nay các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế không có mưa, lũ hạ lưu sông Cả (Nghệ An), các sông ở Hà Tĩnh và hạ lưu sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống.
Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng ở hạ lưu sông Cả (Nghệ An) và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, số người chết đã lên đến 66 (tăng 20 người), mất tích 8 người (giảm 13 người).
Vào lúc 13 giờ ngày 21/10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn dùng một chiếc xà lan và các phương tiện canô, xe lội nước, xe kéo trên bờ đã đưa được chiếc xe khách gặp nạn nổi lên trên mặt nước; đưa được các thi thể nạn nhân trong xe ra, nâng tổng số nạn nhân được tìm thấy trong sáng 21/10 lên 12 người.
Công ty Bảo Việt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Đắk Lắk đã chi bảo hiểm ban đầu cho mỗi nạn nhân mất tích 25 triệu đồng/người. Công ty Bảo Việt Đắk Lắk chi trả bảo hiểm cho chiếc xe 1,2 tỷ đồng.
Về sự cố sạt đê Rú Tý tại huyện Đức Thọ, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh cho biết trong đêm 17/10, nước lũ đã tràn qua đường sắt giao cắt với đê Rú Tý làm đứt khoảng 500m đường sắt và gây xói sạt 10m đê tại vị trí tiếp giáp với đường sắt.
Đây là đoạn đê dưới cấp III có tổng chiều dài 500m nằm phía bờ hữu sông Ngàn Sâu thuộc xã Đức Lạng do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phân cấp và giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ quản lý. Ông Trần Văn Kỳ, Phó Bí thư thường trực huyện Đức Thọ là người trực tiếp đi kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố, đã thông báo sạt đê không gây thiệt hại về người.
Hiện Nghệ An vẫn còn 120 xã/38.029 hộ bị ngập, trong đó có 35 xã bị cô lập; Hà Tĩnh 183 xã/175.110 hộ. Quảng Bình 16 xã/53.520 hộ bị ngập (giảm 11 xã) và không còn xã bị cô lập. Thanh Hóa không còn hộ bị ngập.
Giao thông đường bộ đoạn qua Hà Tĩnh đã cơ bản thông xe vào lúc 21 giờ ngày 20/10. Một số đoạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Công ty quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh quản lý và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện vẫn còn ngập sâu và bị sạt lở.
Trong ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đại diện các bộ, ngành Trung ương đã đi thị sát tình hình ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh; thăm hỏi động viên, chia sẻ khó khăn mất mát với đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng bị thiên tai.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình chỉ đạo việc khắc phục hậu quả lũ lụt, khẩn trương ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đã có Công điện gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đề nghị Đại sứ quán liên hệ với các cơ quan chức năng của Brunei để xác minh và làm các thủ tục đưa 16 ngư dân của tàu QNg96455-TS (Quảng Ngãi) bị nạn trên biển trong ngày 18/10, được tàu cứu hộ Brunei cứu vớt ngày 19/10 sớm trở về nước.
Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vận chuyển hóa chất xử lý nước cho các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt. Tổng số hoá chất đã cấp phát gồm 5.100kg PUR, 6.000kg Cloramin B, 300.000 viên Aquatab, 3.000 túi vệ sinh cá nhân.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ, Khu quản lý đường bộ IV và các Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tập trung lực lượng khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở, tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành giao thông, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng những vị trí sạt trượt gây tắc đường và phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông biết.
Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tiếp tục tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả lũ, lụt tại các tỉnh; thường xuyên thông báo diễn biến bão Megi và thông báo lũ tới Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố để theo dõi, chủ động tham mưu các biện pháp sẵn sàng đối phó.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban chỉ huy tiền phương đặt tại Hải đội II Biên phòng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và đã cứu được 1 tàu/6 người (HT20245-TS, Hà Tĩnh) bị hỏng máy. Đê tả Lam đoạn từ Km78+400 - Km78+450 bị sạt lở do nước lũ đã được xử lý bằng đóng cọc tre và đắp bao tải đất để bảo đảm an toàn.
Hà Tĩnh tổ chức di dời được hơn 17.512 hộ/68.673 người đến nơi an toàn; huy động 300 tấn mỳ tôm, 70.000 lít nước uống đóng chai, trích ngân sách 50 tỷ đồng hỗ trợ các huyện mua lương thực và các nhu yếu phẩm cứu trợ cho nhân dân vùng lũ./.
Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng ở hạ lưu sông Cả (Nghệ An) và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, số người chết đã lên đến 66 (tăng 20 người), mất tích 8 người (giảm 13 người).
Vào lúc 13 giờ ngày 21/10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn dùng một chiếc xà lan và các phương tiện canô, xe lội nước, xe kéo trên bờ đã đưa được chiếc xe khách gặp nạn nổi lên trên mặt nước; đưa được các thi thể nạn nhân trong xe ra, nâng tổng số nạn nhân được tìm thấy trong sáng 21/10 lên 12 người.
Công ty Bảo Việt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Đắk Lắk đã chi bảo hiểm ban đầu cho mỗi nạn nhân mất tích 25 triệu đồng/người. Công ty Bảo Việt Đắk Lắk chi trả bảo hiểm cho chiếc xe 1,2 tỷ đồng.
Về sự cố sạt đê Rú Tý tại huyện Đức Thọ, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh cho biết trong đêm 17/10, nước lũ đã tràn qua đường sắt giao cắt với đê Rú Tý làm đứt khoảng 500m đường sắt và gây xói sạt 10m đê tại vị trí tiếp giáp với đường sắt.
Đây là đoạn đê dưới cấp III có tổng chiều dài 500m nằm phía bờ hữu sông Ngàn Sâu thuộc xã Đức Lạng do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phân cấp và giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ quản lý. Ông Trần Văn Kỳ, Phó Bí thư thường trực huyện Đức Thọ là người trực tiếp đi kiểm tra ngay sau khi xảy ra sự cố, đã thông báo sạt đê không gây thiệt hại về người.
Hiện Nghệ An vẫn còn 120 xã/38.029 hộ bị ngập, trong đó có 35 xã bị cô lập; Hà Tĩnh 183 xã/175.110 hộ. Quảng Bình 16 xã/53.520 hộ bị ngập (giảm 11 xã) và không còn xã bị cô lập. Thanh Hóa không còn hộ bị ngập.
Giao thông đường bộ đoạn qua Hà Tĩnh đã cơ bản thông xe vào lúc 21 giờ ngày 20/10. Một số đoạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Công ty quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh quản lý và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện vẫn còn ngập sâu và bị sạt lở.
Trong ngày 20/10, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đại diện các bộ, ngành Trung ương đã đi thị sát tình hình ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh; thăm hỏi động viên, chia sẻ khó khăn mất mát với đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng bị thiên tai.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình chỉ đạo việc khắc phục hậu quả lũ lụt, khẩn trương ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đã có Công điện gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đề nghị Đại sứ quán liên hệ với các cơ quan chức năng của Brunei để xác minh và làm các thủ tục đưa 16 ngư dân của tàu QNg96455-TS (Quảng Ngãi) bị nạn trên biển trong ngày 18/10, được tàu cứu hộ Brunei cứu vớt ngày 19/10 sớm trở về nước.
Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vận chuyển hóa chất xử lý nước cho các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt. Tổng số hoá chất đã cấp phát gồm 5.100kg PUR, 6.000kg Cloramin B, 300.000 viên Aquatab, 3.000 túi vệ sinh cá nhân.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ, Khu quản lý đường bộ IV và các Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tập trung lực lượng khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở, tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành giao thông, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng những vị trí sạt trượt gây tắc đường và phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông biết.
Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tiếp tục tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả lũ, lụt tại các tỉnh; thường xuyên thông báo diễn biến bão Megi và thông báo lũ tới Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố để theo dõi, chủ động tham mưu các biện pháp sẵn sàng đối phó.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban chỉ huy tiền phương đặt tại Hải đội II Biên phòng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và đã cứu được 1 tàu/6 người (HT20245-TS, Hà Tĩnh) bị hỏng máy. Đê tả Lam đoạn từ Km78+400 - Km78+450 bị sạt lở do nước lũ đã được xử lý bằng đóng cọc tre và đắp bao tải đất để bảo đảm an toàn.
Hà Tĩnh tổ chức di dời được hơn 17.512 hộ/68.673 người đến nơi an toàn; huy động 300 tấn mỳ tôm, 70.000 lít nước uống đóng chai, trích ngân sách 50 tỷ đồng hỗ trợ các huyện mua lương thực và các nhu yếu phẩm cứu trợ cho nhân dân vùng lũ./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)