Nhiều ngày qua, tại An Giang, lũ lên nhanh với cường suất mạnh, vượt đỉnh lũ cao nhất trong hơn 10 năm gần đây (năm 2000) là 2,63 mét, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về giao thông, sản xuất, nhà ở, đặc biệt là tính mạng người dân. Đã có 3 người chết vì lũ, trong đó có 1 trẻ em.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, hiện toàn tỉnh có 2.032 căn nhà bị ngập, 627 căn xiêu vẹo. Tỉnh đã di dời 124 hộ, còn 255 hộ đang tiếp tục được di dời, tập trung ở các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Long Xuyên.
Lũ còn làm sạt lở 12.557m2 đất bờ sông, làm ngập 2.800ha lúa và hoa màu. Nước lũ gây ngập 3 ao cá làm thiệt hại 10 tấn cá thịt và 1,8 triệu cá giống.
Do mực nước lên nhanh cùng với bão số 5 nên trong ngày 28/9, một số tuyến đê đã bị vỡ.
Do đặc thù tận dụng đê đập làm đường giao thông, nên khi mực nước lũ lên nhanh, tại phần lớn các tuyến đê, đường giao thông, mực nước đã xấp xỉ hoặc tràn qua đê, nhất là các tuyến đê ở các xã Ô Long Vĩ, Bình Mỹ, Bình Long, Bình Phú, Mỹ Đức (huyện Châu Phú); tuyến 957 xã Đa Phước (huyện An Phú); tuyến Tha La xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu (thị xã Châu Đốc); tiểu vùng xã Tân Lập (huyện Tịnh Biên); các xã Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình (Châu Thành); Tân Tuyến, Tà Đảnh (Tri Tôn).
Bộ tư lệnh Quân khu 9, lực lượng công an, quân sự tỉnh... đã tăng viện cho các địa phương, nâng tổng số nhân lực tham gia bảo vệ và cứu hộ đê, ứng trực lên hơn 14.000 người; tập trung nhiều loại vật tư, phương tiện.
Các lực lượng đã gia cố hơn 380km đê, đập tạm, cống bọng để bảo vệ lúa, hoa màu.
Ngoài ra tỉnh An Giang cũng đưa vào hoạt động 32 điểm giữ trẻ mùa lũ với 1.380 cháu nhỏ tại huyện An Phú, Châu Đốc, Châu Thành; thành lập, trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh cho 502 chốt, điểm cứu hộ cứu nạn trên các tuyến sông kênh, rạch./.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, hiện toàn tỉnh có 2.032 căn nhà bị ngập, 627 căn xiêu vẹo. Tỉnh đã di dời 124 hộ, còn 255 hộ đang tiếp tục được di dời, tập trung ở các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Long Xuyên.
Lũ còn làm sạt lở 12.557m2 đất bờ sông, làm ngập 2.800ha lúa và hoa màu. Nước lũ gây ngập 3 ao cá làm thiệt hại 10 tấn cá thịt và 1,8 triệu cá giống.
Do mực nước lên nhanh cùng với bão số 5 nên trong ngày 28/9, một số tuyến đê đã bị vỡ.
Do đặc thù tận dụng đê đập làm đường giao thông, nên khi mực nước lũ lên nhanh, tại phần lớn các tuyến đê, đường giao thông, mực nước đã xấp xỉ hoặc tràn qua đê, nhất là các tuyến đê ở các xã Ô Long Vĩ, Bình Mỹ, Bình Long, Bình Phú, Mỹ Đức (huyện Châu Phú); tuyến 957 xã Đa Phước (huyện An Phú); tuyến Tha La xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu (thị xã Châu Đốc); tiểu vùng xã Tân Lập (huyện Tịnh Biên); các xã Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình (Châu Thành); Tân Tuyến, Tà Đảnh (Tri Tôn).
Bộ tư lệnh Quân khu 9, lực lượng công an, quân sự tỉnh... đã tăng viện cho các địa phương, nâng tổng số nhân lực tham gia bảo vệ và cứu hộ đê, ứng trực lên hơn 14.000 người; tập trung nhiều loại vật tư, phương tiện.
Các lực lượng đã gia cố hơn 380km đê, đập tạm, cống bọng để bảo vệ lúa, hoa màu.
Ngoài ra tỉnh An Giang cũng đưa vào hoạt động 32 điểm giữ trẻ mùa lũ với 1.380 cháu nhỏ tại huyện An Phú, Châu Đốc, Châu Thành; thành lập, trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh cho 502 chốt, điểm cứu hộ cứu nạn trên các tuyến sông kênh, rạch./.
Thu Trang (TTXVN/Vietnam+)