Gần 160 du khách Nhật Bản đầu tiên theo chuyến bay thuê bao từ thành phố Nigata, Nhật Bản đã đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng khi cách giao thừa chưa đầy 5 giờ, báo hiệu cho Đà Nẵng một mùa du lịch hứa hẹn bội thu khách quốc tế.
Sau khi thăm quan nhiều điểm du lịch của Đà Nẵng, đoàn tiếp tục lộ trình đến nhiều điểm của Việt Nam như Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ và trở về nước vào ngày 16/2 (tức mùng 3 Tết).
Đây cũng là dịp để du khách trải nghiệm không khí đón Tết cổ truyền của người Việt trên khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam. Dự kiến năm nay, sẽ tiếp tục có 4 chuyến bay trực tiếp từ các thành phố Nigata, Kansai, Haneda, Wakayama của Nhật Bản đến Đà Nẵng.
Tính chung trong vòng 45 ngày đầu năm nay, Đà Nẵng đã đón gần 4.000 khách quốc tế.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất phục vụ du khách, Đà Nẵng đã và đang tập trung phát triển ngành du lịch dựa vào các sản phẩm du lịch biển như lặn biển ngắm san hô, đua thuyền buồm, lướt ván, môtô nước, dù bay, bãi tắm đêm; hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển.
Thành phố cũng xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái như nâng cấp các bảo tàng, phát triển múa rối nước, các lễ hội, xây dựng vườn thực vật, vườn thú, hình thành các tour trecking, cùng các loại hình du lịch đường sông, làng nghề, mua sắm, giải trí cũng sẽ được chú trọng đầu tư mạnh.
Một loại hình phục vụ để lại ấn tượng đẹp trong du khách, là họat động của đội xích lô du lịch. Thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2003, hiện nay đội có trên 70 chiếc, hoạt động theo quy chế của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Ngoài các tiêu chuẩn thông thường về sức khỏe, hộ khẩu, tuổi đời, các thành viên trong đội còn phải am hiểu luật lệ giao thông và biết tiếng Anh đủ để giao tiếp.
Đến Đà Nẵng, du khách có thể thuê xe tại các điểm đậu đón như Khách sạn Phương Đông, Bambo Green, Bạch Đằng, Sông Hàn với mức giá hợp đồng lữ hành hợp lý, 40-50.000 đồng/giờ. Đây cũng là phương tiện được du khách nước ngoài ưa chuộng khi tham gia các tour tham quan Đà Nẵng qua nhiều điểm như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, tuyến đường Bạch Đằng ven sông Hàn, tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành.
Theo thống kê của Trung tâm lữ hành, bình quân mỗi năm có trên dưới 25.000 lượt khách, trong đó 5.000 lượt khách quốc tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Tất cả du khách đều hài lòng về sự tiện lợi, an toàn cũng như cách giao tiếp, chào đón khách niềm nở với nụ cười thường trực trên môi của những người làm du lịch.
Bước vào năm mới Canh Dần, với sự nỗ lực của trên 80 đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế, 500 phương tiện cùng 7 hãng taxi đưa đón khách du lịch; hệ thống khách sạn, nhà hàng cùng những sự kiện trọng đại diễn ra trong năm như Cuộc thi pháo hoa quốc tế, Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, Đà Nẵng sẽ thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế./.
Sau khi thăm quan nhiều điểm du lịch của Đà Nẵng, đoàn tiếp tục lộ trình đến nhiều điểm của Việt Nam như Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ và trở về nước vào ngày 16/2 (tức mùng 3 Tết).
Đây cũng là dịp để du khách trải nghiệm không khí đón Tết cổ truyền của người Việt trên khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam. Dự kiến năm nay, sẽ tiếp tục có 4 chuyến bay trực tiếp từ các thành phố Nigata, Kansai, Haneda, Wakayama của Nhật Bản đến Đà Nẵng.
Tính chung trong vòng 45 ngày đầu năm nay, Đà Nẵng đã đón gần 4.000 khách quốc tế.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất phục vụ du khách, Đà Nẵng đã và đang tập trung phát triển ngành du lịch dựa vào các sản phẩm du lịch biển như lặn biển ngắm san hô, đua thuyền buồm, lướt ván, môtô nước, dù bay, bãi tắm đêm; hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển.
Thành phố cũng xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái như nâng cấp các bảo tàng, phát triển múa rối nước, các lễ hội, xây dựng vườn thực vật, vườn thú, hình thành các tour trecking, cùng các loại hình du lịch đường sông, làng nghề, mua sắm, giải trí cũng sẽ được chú trọng đầu tư mạnh.
Một loại hình phục vụ để lại ấn tượng đẹp trong du khách, là họat động của đội xích lô du lịch. Thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2003, hiện nay đội có trên 70 chiếc, hoạt động theo quy chế của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Ngoài các tiêu chuẩn thông thường về sức khỏe, hộ khẩu, tuổi đời, các thành viên trong đội còn phải am hiểu luật lệ giao thông và biết tiếng Anh đủ để giao tiếp.
Đến Đà Nẵng, du khách có thể thuê xe tại các điểm đậu đón như Khách sạn Phương Đông, Bambo Green, Bạch Đằng, Sông Hàn với mức giá hợp đồng lữ hành hợp lý, 40-50.000 đồng/giờ. Đây cũng là phương tiện được du khách nước ngoài ưa chuộng khi tham gia các tour tham quan Đà Nẵng qua nhiều điểm như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, tuyến đường Bạch Đằng ven sông Hàn, tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành.
Theo thống kê của Trung tâm lữ hành, bình quân mỗi năm có trên dưới 25.000 lượt khách, trong đó 5.000 lượt khách quốc tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Tất cả du khách đều hài lòng về sự tiện lợi, an toàn cũng như cách giao tiếp, chào đón khách niềm nở với nụ cười thường trực trên môi của những người làm du lịch.
Bước vào năm mới Canh Dần, với sự nỗ lực của trên 80 đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế, 500 phương tiện cùng 7 hãng taxi đưa đón khách du lịch; hệ thống khách sạn, nhà hàng cùng những sự kiện trọng đại diễn ra trong năm như Cuộc thi pháo hoa quốc tế, Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, Đà Nẵng sẽ thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế./.
Văn Sơn (Vietnam+)