Sáng 21/3, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Ban trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế.
Đại lễ được diễn ra theo nghi thức truyền thống như dâng hương, hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và phần lễ cầu siêu với các nghi lễ như lễ hưng tác cáo giang sơn, lễ bạch phật khai kinh thỉnh các anh hùng liệt sĩ an vị, lễ tưởng niệm cầu siêu liệt sĩ…
Đây là lần đầu tiên tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở ba nghĩa trang lớn gồm nghĩa trang liệt sĩ huyện Phong Điền, nghĩa trang liệt sĩ huyện Phú Vang và nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế.
Đại lễ là dịp để tất cả mọi người cùng nghiêng mình kính cẩn trước anh linh các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chiến trường Thừa Thiên-Huế có gần 33.000 người ngã xuống, trong đó có 19.000 liệt sĩ là người dân của tỉnh.
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách ưu đãi người có công, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Riêng quỹ đền ơn đáp nghĩa đã thu được 20 tỷ đồng; lập hơn 8.500 sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng và sửa chữa 5.800 căn nhà với tổng giá trị hơn 40 tỉ đồng. Tỉnh cũng quy tập hơn 27.800 hài cốt liệt sĩ an táng tại các nghĩa trang./.
Đại lễ được diễn ra theo nghi thức truyền thống như dâng hương, hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và phần lễ cầu siêu với các nghi lễ như lễ hưng tác cáo giang sơn, lễ bạch phật khai kinh thỉnh các anh hùng liệt sĩ an vị, lễ tưởng niệm cầu siêu liệt sĩ…
Đây là lần đầu tiên tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở ba nghĩa trang lớn gồm nghĩa trang liệt sĩ huyện Phong Điền, nghĩa trang liệt sĩ huyện Phú Vang và nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế.
Đại lễ là dịp để tất cả mọi người cùng nghiêng mình kính cẩn trước anh linh các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chiến trường Thừa Thiên-Huế có gần 33.000 người ngã xuống, trong đó có 19.000 liệt sĩ là người dân của tỉnh.
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách ưu đãi người có công, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Riêng quỹ đền ơn đáp nghĩa đã thu được 20 tỷ đồng; lập hơn 8.500 sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng và sửa chữa 5.800 căn nhà với tổng giá trị hơn 40 tỉ đồng. Tỉnh cũng quy tập hơn 27.800 hài cốt liệt sĩ an táng tại các nghĩa trang./.
Quốc Việt (Vietnam+)