Tỉnh Đắk Lắk đã chính thức chọn Công ty luật Phạm và Liên Danh đại diện cho tỉnh Đắk Lắk khởi kiện yêu cầu đòi hủy bỏ hiệu lực đối với 2 bản đăng ký nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột mà doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ tại nước này.
Thông tin trên được Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Y Dhăm Ênhuôl cho biết sáng 3/11.
Trước đó, theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp Bross & Partners kiểm chứng của Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu “Buon Ma Thuot” cả tiếng Latinh lẫn tiếng Trung và logo “BUON MA THUOT- 1896” đã được Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd. có trụ sở tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tương ứng số 7611986 và 7970830, nhóm sản phẩm 30 (càphê).
Thời gian bảo hộ cho từng nhãn hiệu là 10 năm.
Ngoài việc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk khởi kiện đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty luật Phạm và Liên Danh còn tư vấn giúp tỉnh Đắk Lắk đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý càphê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hay Chỉ dẫn địa lý/Tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Từ năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã xác lập hồ sơ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (nay là chỉ dẫn địa lý) và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, theo Quyết định số 806, ngày 14/10/2005, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản quốc gia, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk là chủ sở hữu. Trong vùng Chỉ dẫn địa lý càphê Buôn Ma Thuột trước mắt cũng đã xác lập trên 107.000 ha nằm trên địa bàn sản xuất càphê thuận lợi ở tỉnh Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 191.000ha càphê, sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt trên 400.000 tấn càphê nhân, chiếm trên 40% sản lượng càphê nhân xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, sản phẩm càphê nhân của tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk./.
Thông tin trên được Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Y Dhăm Ênhuôl cho biết sáng 3/11.
Trước đó, theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp Bross & Partners kiểm chứng của Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu “Buon Ma Thuot” cả tiếng Latinh lẫn tiếng Trung và logo “BUON MA THUOT- 1896” đã được Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd. có trụ sở tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tương ứng số 7611986 và 7970830, nhóm sản phẩm 30 (càphê).
Thời gian bảo hộ cho từng nhãn hiệu là 10 năm.
Ngoài việc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk khởi kiện đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty luật Phạm và Liên Danh còn tư vấn giúp tỉnh Đắk Lắk đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý càphê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hay Chỉ dẫn địa lý/Tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Từ năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã xác lập hồ sơ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (nay là chỉ dẫn địa lý) và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, theo Quyết định số 806, ngày 14/10/2005, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản quốc gia, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk là chủ sở hữu. Trong vùng Chỉ dẫn địa lý càphê Buôn Ma Thuột trước mắt cũng đã xác lập trên 107.000 ha nằm trên địa bàn sản xuất càphê thuận lợi ở tỉnh Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 191.000ha càphê, sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt trên 400.000 tấn càphê nhân, chiếm trên 40% sản lượng càphê nhân xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, sản phẩm càphê nhân của tỉnh Đắk Lắk xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)