Ngày 14/12, hàng nghìn người dân Iraq đã đổ xuống đường ở thành phố Falluja, đốt cờ Mỹ và giơ cao những khẩu hiệu ăn mừng việc quân đội Mỹ rút quân khỏi nơi này.
Dhabi al-Arsan, Phó Thị trưởng của tỉnh Anbarr nhấn mạnh: "Đây là một ngày lịch sử với thành phố Falluja và cần tưởng niệm những người đã hy sinh cho thành phố này." Người dân xuống đường còn mang theo ảnh của những người Falluja đã thiệt mạng do lực lượng Mỹ.
[Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự tại Iraq]
Falluja là một thành phố chính của tỉnh miền Tây Anbar, có dân số khoảng nửa triệu người và chỉ cách thủ đô Baghdad 60km về phía Tây. Đây là nơi xuất hiện đầu tiên những hành vi chống đối lực lượng Mỹ, và đã phải hứng chịu hai đợt tấn công lớn của lực lượng Mỹ trong năm 2004 sau sự kiện bốn nhân viên Mỹ của một hãng an ninh tư nhân bị giết hại ở thành phố này.
Đợt tấn công đầu tiên xảy ra tháng 4/2004 nhằm trấn áp các đối tượng nổi dậy người Sunni, song đã thất bại và Falluja trở thành một tụ điểm của al-Qaeda cùng các đồng minh. Tháng 11 năm đó, lực lượng Mỹ thực hiện đợt tấn công thứ hai, sử dụng cả xe tăng, máy bay chiến đấu..., khiến đợt tấn công này trở thành một trong những cuộc giao tranh dữ dội nhất đối với lực lượng Mỹ, làm 2.000 dân thường Iraq cùng 140 lính Mỹ thiệt mạng.
Việc Mỹ rút quân khỏi Falluja là một phần trong đợt rút quân cuối cùng của lực lượng tác chiến Mỹ tại Iraq. Ngày 14/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq sau hơn 8 năm kể từ khi quân đội Mỹ phát động tấn công lật đổ chế độ của ông Saddam Hussein. Khoảng 5.500 lính Mỹ còn lại sẽ rút dần về nước trước ngày 31/12, chỉ để lại một nhóm gần 200 binh sỹ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Dư luận lo ngại Iraq có nguy cơ rơi vào bất ổn sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này, đặc biệt trên khía cạnh an ninh trong trường hợp các lực lượng Iraq chưa đủ sức tiếp quản. Ngày 14/12 đã lại xảy ra hai vụ đánh bom bằng ôtô ở thị trấn Tal Afar, miền Bắc Iraq, làm ít nhất hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương./.
Dhabi al-Arsan, Phó Thị trưởng của tỉnh Anbarr nhấn mạnh: "Đây là một ngày lịch sử với thành phố Falluja và cần tưởng niệm những người đã hy sinh cho thành phố này." Người dân xuống đường còn mang theo ảnh của những người Falluja đã thiệt mạng do lực lượng Mỹ.
[Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự tại Iraq]
Falluja là một thành phố chính của tỉnh miền Tây Anbar, có dân số khoảng nửa triệu người và chỉ cách thủ đô Baghdad 60km về phía Tây. Đây là nơi xuất hiện đầu tiên những hành vi chống đối lực lượng Mỹ, và đã phải hứng chịu hai đợt tấn công lớn của lực lượng Mỹ trong năm 2004 sau sự kiện bốn nhân viên Mỹ của một hãng an ninh tư nhân bị giết hại ở thành phố này.
Đợt tấn công đầu tiên xảy ra tháng 4/2004 nhằm trấn áp các đối tượng nổi dậy người Sunni, song đã thất bại và Falluja trở thành một tụ điểm của al-Qaeda cùng các đồng minh. Tháng 11 năm đó, lực lượng Mỹ thực hiện đợt tấn công thứ hai, sử dụng cả xe tăng, máy bay chiến đấu..., khiến đợt tấn công này trở thành một trong những cuộc giao tranh dữ dội nhất đối với lực lượng Mỹ, làm 2.000 dân thường Iraq cùng 140 lính Mỹ thiệt mạng.
Việc Mỹ rút quân khỏi Falluja là một phần trong đợt rút quân cuối cùng của lực lượng tác chiến Mỹ tại Iraq. Ngày 14/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq sau hơn 8 năm kể từ khi quân đội Mỹ phát động tấn công lật đổ chế độ của ông Saddam Hussein. Khoảng 5.500 lính Mỹ còn lại sẽ rút dần về nước trước ngày 31/12, chỉ để lại một nhóm gần 200 binh sỹ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Dư luận lo ngại Iraq có nguy cơ rơi vào bất ổn sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này, đặc biệt trên khía cạnh an ninh trong trường hợp các lực lượng Iraq chưa đủ sức tiếp quản. Ngày 14/12 đã lại xảy ra hai vụ đánh bom bằng ôtô ở thị trấn Tal Afar, miền Bắc Iraq, làm ít nhất hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương./.
(TTXVN/Vietnam+)