Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi

Cứ mồng 8 Tết hằng năm, tại sân đình làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, lại diễn ra lễ hội kéo lửa thổi cơm làng Thị Cấm.
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 1Cứ mồng 8 Tết hằng năm, tại sân đình làng Thị Cấm, xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) lại diễn ra lễ hội kéo lửa thổi cơm làng Thị Cấm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 2Đây là lễ hội văn hóa truyền thống được dân làng tổ chức để tưởng nhớ công ơn của Phan Tây Nhạc. Phan Tây Nhạc được vua Hùng thứ 18 phong cho làm tướng vì có sức khỏe và văn võ song toàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 3Theo truyền thống, những người dự thi được chia làm bốn giáp, mỗi giáp mặc trang phục màu sắc riêng để thi bốn bộ môn: kéo lửa, chạy thi, giã gạo, thổi cơm thi, trong đó phần thi 'thổi cơm' có thời gian lâu nhất và quan trọng nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 4Rất nhiều người dân, du khách thập phương đã kéo đến sân đình để chứng kiến lễ hội mỗi năm tổ chức một lần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 5Bắt đầu cuộc thi, mỗi đội sẽ có 4 người nam tham gia kéo lửa, đòi hỏi phải có sự mưu trí và nhanh nhẹn. Họ mang theo một nắm rơm vò nát làm bùi nhùi mồi lửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 6Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 7Thời gian trung bình sẽ là 1 phút và những người kéo lửa là những thanh niên khỏe mạnh và khéo léo. Sau khi lửa cháy, những người kéo lửa sẽ mang lửa ra khu vực nấu cơm thi của đội mình để tiến hành nấu cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 8Các đợi sẽ lần lượt xay, xát và giã chọn ra được những hạt gạo ngon lành nhất để bắt đầu thổi cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 9Thời gian để một nồi cơm chín trung bình khoảng 45 phút. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 10Trong thời gian này, những người phụ nữ khéo léo mỗi đội sẽ liên tục giữ lửa để nồi cạn nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 11Nồi cơm được làm bằng đất nung, sau khi cơm sôi, các đội thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 12Sân đình sẽ được thui bởi nhiều lớp rơm rạ để các đội mang nồi cơm ra ủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 13Hội thi thu hút được sự quan tâm rất lớn của người dân trong làng từ người già đến trẻ nhỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 14Sau khi hết thời gian quy định, làng sẽ cử ra các bô lão đi tìm và chọc vào các đống tro để tìm niêu cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 15Các đội thi lần lượt nộp niêu cơm cho các bô lão trong làng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 16(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 17Để chọn được niêu cơm ngon nhất trong 4 đội, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân làng Thị Cấm hào hứng xem lễ hội kéo lửa thổi cơm thi ảnh 18Sau khi kết thúc hội thi, các đội chơi chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm mới no đủ, an lành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục