Ngày 6/1, Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Trần Đại Phúc (sinh năm 1981, trú tại thành phố Hồ Chí Minh) 7 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân, trưa ngày 28/7/2011, hai cảnh sát giao thông Hàng Xanh, quận Bình Thạnh là Văn Thành Luân và Trương Bảo Tâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, điều tiết giao thông tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13 quận Bình Thạnh.
Khi nhận tin báo kẹt xe, Trương Bảo Tâm ở lại trực chốt giao lộ Đài liệt sĩ, còn Văn Thành Luân đi xe mô tô cảnh sát đến ngã ba đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường D2, quận Bình Thạnh làm nhiệm vụ. Tại đây, khi đang đứng giữa lòng đường để điều tiết giao thông, Luân phát hiện Trần Đại Phúc (Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hồ Chí Minh) đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Luân từ phía sau bước đến, không thổi còi mà dùng gậy nhựa điều khiển giao thông gõ một cái vào vai trái của Phúc, ra hiệu chặn dừng xe kiểm tra. Phúc dựng xe, bước xuống dùng tay đấm vào mặt Luân. Luân dùng gậy điều khiển giao thông đánh Phúc một cái khiến Phúc bị rơi mắt kính. Phúc chạy vào quán bán nước sâm bên đường lấy xô nước để đánh Luân, nhưng bị chủ quán ngăn cản. Phúc chạy đến trụ điện kế và nhặt một thanh kim loại, xông vào đánh Luân. Luân né tránh, đỡ và dùng gậy nhựa đánh trả Phúc 2 cái.
Hai bên xô xát, giằng co và chụp lấy vũ khí của nhau, lôi kéo vào trong nhà 448A đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì mới chịu buông ra. Tại đây, sau khi nghe nói Phúc là cảnh sát cơ động nên Luân đã xin lỗi và không tiếp tục xử lý đến cùng, để Phúc đi.
Sau khi sự việc xảy ra, Luân không báo cáo Công an địa phương. Đến 20 giờ 10 phút cùng ngày, Công an phường 25, quận Bình Thạnh nhận được tin báo nên tiến hành lập hồ sơ, chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thành xử lý. Cảnh xô xát giữa Phúc và Luân đã bị một người đi đường (không xác định được) quay hình và tung lên mạng Internet, gây bất bình trong dư luận.
Trong suốt quá trình điều tra, Phúc cho rằng, Luân là người đánh và chửi mình trước, còn Luân khai ngược lại. Trong tổng số 6 nhân chứng chỉ có một nhân chứng cho rằng, Luân đã dùng gậy nhựa điều khiển giao thông đánh mạnh vào vai Phúc rồi dùng cùi chỏ đánh vào đầu Phúc. 5 người còn lại nói rằng, Phúc là người đánh và chửi Luân trước.
Đến cuối phiên tòa, Phúc đã thừa nhận mình có lỗi trong việc không chấp hành luật lệ giao thông và có hành vi chống người thi hành công vụ. Theo nhận định chung hội đồng xét xử, hành vi nói trên của Trần Đại Phúc, người từng công tác 11 năm trong ngành công an là không thể chấp nhận được, gây bất bình trong dư luận.
Tuy nhiên, vụ việc xảy ra có một phần lỗi của cảnh sát giao thông Văn Thành Luân đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông không đúng quy trình, không kiên quyết xử lý vi phạm đến cùng. Ngày 27/9/2011, Luân đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử lý bằng hình thức cảnh cáo./.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân, trưa ngày 28/7/2011, hai cảnh sát giao thông Hàng Xanh, quận Bình Thạnh là Văn Thành Luân và Trương Bảo Tâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, điều tiết giao thông tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13 quận Bình Thạnh.
Khi nhận tin báo kẹt xe, Trương Bảo Tâm ở lại trực chốt giao lộ Đài liệt sĩ, còn Văn Thành Luân đi xe mô tô cảnh sát đến ngã ba đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường D2, quận Bình Thạnh làm nhiệm vụ. Tại đây, khi đang đứng giữa lòng đường để điều tiết giao thông, Luân phát hiện Trần Đại Phúc (Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hồ Chí Minh) đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Luân từ phía sau bước đến, không thổi còi mà dùng gậy nhựa điều khiển giao thông gõ một cái vào vai trái của Phúc, ra hiệu chặn dừng xe kiểm tra. Phúc dựng xe, bước xuống dùng tay đấm vào mặt Luân. Luân dùng gậy điều khiển giao thông đánh Phúc một cái khiến Phúc bị rơi mắt kính. Phúc chạy vào quán bán nước sâm bên đường lấy xô nước để đánh Luân, nhưng bị chủ quán ngăn cản. Phúc chạy đến trụ điện kế và nhặt một thanh kim loại, xông vào đánh Luân. Luân né tránh, đỡ và dùng gậy nhựa đánh trả Phúc 2 cái.
Hai bên xô xát, giằng co và chụp lấy vũ khí của nhau, lôi kéo vào trong nhà 448A đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì mới chịu buông ra. Tại đây, sau khi nghe nói Phúc là cảnh sát cơ động nên Luân đã xin lỗi và không tiếp tục xử lý đến cùng, để Phúc đi.
Sau khi sự việc xảy ra, Luân không báo cáo Công an địa phương. Đến 20 giờ 10 phút cùng ngày, Công an phường 25, quận Bình Thạnh nhận được tin báo nên tiến hành lập hồ sơ, chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thành xử lý. Cảnh xô xát giữa Phúc và Luân đã bị một người đi đường (không xác định được) quay hình và tung lên mạng Internet, gây bất bình trong dư luận.
Trong suốt quá trình điều tra, Phúc cho rằng, Luân là người đánh và chửi mình trước, còn Luân khai ngược lại. Trong tổng số 6 nhân chứng chỉ có một nhân chứng cho rằng, Luân đã dùng gậy nhựa điều khiển giao thông đánh mạnh vào vai Phúc rồi dùng cùi chỏ đánh vào đầu Phúc. 5 người còn lại nói rằng, Phúc là người đánh và chửi Luân trước.
Đến cuối phiên tòa, Phúc đã thừa nhận mình có lỗi trong việc không chấp hành luật lệ giao thông và có hành vi chống người thi hành công vụ. Theo nhận định chung hội đồng xét xử, hành vi nói trên của Trần Đại Phúc, người từng công tác 11 năm trong ngành công an là không thể chấp nhận được, gây bất bình trong dư luận.
Tuy nhiên, vụ việc xảy ra có một phần lỗi của cảnh sát giao thông Văn Thành Luân đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông không đúng quy trình, không kiên quyết xử lý vi phạm đến cùng. Ngày 27/9/2011, Luân đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xử lý bằng hình thức cảnh cáo./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)