Lo ngại Iran bị cộng đồng quốc tế trừng phạt và đồng USD xuống giá so với đồng euro đã đẩy thị trường dầu mỏ đi lên trong tuần qua, chấm dứt chuỗi hai tuần liên tiếp đi xuống.
Giá dầu ngọt nhẹ New York đã bất ngờ tăng mạnh, qua ngưỡng 100 USD/thùng nhờ thông tin doanh thu bán lẻ khủng 11,4 tỷ USD của Mỹ trong ngày "Thứ sáu Đen" (25/11) mở đầu cho mùa mua sắm vào dịp cuối năm ở Mỹ và sự lạc quan về kế hoạch cứu trợ tài chính tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Giới đầu tư luôn theo dõi sát sao tình hình trong ngày "Thứ Sáu Đen" để đánh giá thực trạng nền kinh tế lớn thế giới, nơi chi tiêu tiêu dùng đóng góp tới 70% GDP.
Thị trường dầu mỏ trở nên sôi động hơn, đẩy giá dầu tăng hơn 1,5 USD sau khi đoàn người biểu tình xông vào đại sứ quán Anh tại Tehran, gây thêm căng thẳng về chương trình hạt nhân của Iran vốn đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.
Do đó giá dầu ngọt nhẹ New York nhích thêm 1,58 USD, lên 99,62 USD/thùng, kéo giá dầu Brent biển Bắc tăng thêm 1,82 USD, đóng cửa ở mức 110,82 USD/thùng. Ngoài ra, thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ bởi kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 11 đã tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm qua.
Nhưng tới phiên cuối tháng giá dầu ngọt nhẹ New York và giá dầu Brent biển Bắc lại biến động trái chiều do nhà đầu tư chờ đợi hiệu quả của động thái can thiệp mới của nhóm 6 ngân hàng trung ương chủ chốt thế giới nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính.
Cục dự trữ liên bang Mỹ và 5 ngân hàng trung ương châu Âu, Canada, Anh, Nhật Bản và Thụy Sĩ cam kết hạ chi phí cho vay bằng đồng USD đối với các ngân hàng thương mại, khiến giới đầu tư quay sang chuộng các tài sản rủi ro, trong dó có dầu mỏ.
Tuy nhiên, giới đầu tư năng lượng vẫn lo ngại trước những biến động về địa chính trị tại nước xuất khẩu dầu mỏ Iran và việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại - một nhân tố cũng tác động không nhỏ tới giá dầu.
Chốt phiên cuối tháng (30/11) giá dầu ngọt nhẹ New York đóng cửa ở mức 100,36 USD/thùng, tăng 57 xu, còn giá dầu Brent Biển Bắc lại giảm 30 xu xuống 110,52 USD/thùng.
Nỗi lo về nợ công châu Âu cùng những số liệu trái chiều về hoạt động công nghiệp tại hai nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã khiến giá dầu giảm trở lại vào phiên 1/12, mở đầu tháng giao dịch cuối củng của năm 2011 đầy biến động. Giá dầu ngọt nhẹ New York chốt phiên ở mức 100,20 USD/thùng, giảm 16 xu và tại London, giá dầu Brent Biển Bắc hạ 1,53 USD còn 108,99 USD/thùng.
Giới đầu tư thêm lo âu sau khi Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Corrado Passera cảnh báo nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Eurozone này "hoàn toàn có nguy cơ rơi trở lại suy thoái," thậm chí ngay cả khi chính phủ đã chuẩn bị các giải pháp cắt giảm ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc nhiều nước thông qua các biện pháp trừng phạt Syria và Iran, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), càng làm thị trường dầu mỏ tăng nhiệt trong phiên cuối tuần.
Giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 76 xu lên 100,96 USD/thùng và giá dầu Brent biển Bắc tăng 95 xu lên 109,94 USD/thùng. Tính chung trong tuần giá dầu Brent tăng khoảng 3,3%- mức mạnh nhất tính từ 14/10 và giá dầu ngọt nhẹ tăng 4,3%, mức cao nhất kể từ 11/11.
Hãng sản xuất dầu mỏ Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) đã phải tạm ngừng hoạt động tại Syria. Sản lượng dầu mỏ của nước này đã giảm từ 120.000 thùng/ngày xuống 340.000 thùng/ngày do hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp.
Ngày 1/12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn mới đối với Iran, bất chấp cảnh báo động thái đó có thể đẩy giá dầu thô tăng mạnh. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định biện pháp trừng phạt sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp chính quyền của Tổng thống Obama chứng thực được rằng có đủ nguồn dầu mỏ từ các nhà cung cấp khác nhằm tránh gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu.
Cùng ngày các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt các biện trừng phạt đối với đối với các công ty Iran, đồng thời cảnh báo tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể nhằm vào ngành năng lượng có vai trò sống còn của nước này./.
Giá dầu ngọt nhẹ New York đã bất ngờ tăng mạnh, qua ngưỡng 100 USD/thùng nhờ thông tin doanh thu bán lẻ khủng 11,4 tỷ USD của Mỹ trong ngày "Thứ sáu Đen" (25/11) mở đầu cho mùa mua sắm vào dịp cuối năm ở Mỹ và sự lạc quan về kế hoạch cứu trợ tài chính tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Giới đầu tư luôn theo dõi sát sao tình hình trong ngày "Thứ Sáu Đen" để đánh giá thực trạng nền kinh tế lớn thế giới, nơi chi tiêu tiêu dùng đóng góp tới 70% GDP.
Thị trường dầu mỏ trở nên sôi động hơn, đẩy giá dầu tăng hơn 1,5 USD sau khi đoàn người biểu tình xông vào đại sứ quán Anh tại Tehran, gây thêm căng thẳng về chương trình hạt nhân của Iran vốn đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.
Do đó giá dầu ngọt nhẹ New York nhích thêm 1,58 USD, lên 99,62 USD/thùng, kéo giá dầu Brent biển Bắc tăng thêm 1,82 USD, đóng cửa ở mức 110,82 USD/thùng. Ngoài ra, thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ bởi kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 11 đã tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm qua.
Nhưng tới phiên cuối tháng giá dầu ngọt nhẹ New York và giá dầu Brent biển Bắc lại biến động trái chiều do nhà đầu tư chờ đợi hiệu quả của động thái can thiệp mới của nhóm 6 ngân hàng trung ương chủ chốt thế giới nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính.
Cục dự trữ liên bang Mỹ và 5 ngân hàng trung ương châu Âu, Canada, Anh, Nhật Bản và Thụy Sĩ cam kết hạ chi phí cho vay bằng đồng USD đối với các ngân hàng thương mại, khiến giới đầu tư quay sang chuộng các tài sản rủi ro, trong dó có dầu mỏ.
Tuy nhiên, giới đầu tư năng lượng vẫn lo ngại trước những biến động về địa chính trị tại nước xuất khẩu dầu mỏ Iran và việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại - một nhân tố cũng tác động không nhỏ tới giá dầu.
Chốt phiên cuối tháng (30/11) giá dầu ngọt nhẹ New York đóng cửa ở mức 100,36 USD/thùng, tăng 57 xu, còn giá dầu Brent Biển Bắc lại giảm 30 xu xuống 110,52 USD/thùng.
Nỗi lo về nợ công châu Âu cùng những số liệu trái chiều về hoạt động công nghiệp tại hai nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã khiến giá dầu giảm trở lại vào phiên 1/12, mở đầu tháng giao dịch cuối củng của năm 2011 đầy biến động. Giá dầu ngọt nhẹ New York chốt phiên ở mức 100,20 USD/thùng, giảm 16 xu và tại London, giá dầu Brent Biển Bắc hạ 1,53 USD còn 108,99 USD/thùng.
Giới đầu tư thêm lo âu sau khi Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Corrado Passera cảnh báo nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Eurozone này "hoàn toàn có nguy cơ rơi trở lại suy thoái," thậm chí ngay cả khi chính phủ đã chuẩn bị các giải pháp cắt giảm ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc nhiều nước thông qua các biện pháp trừng phạt Syria và Iran, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), càng làm thị trường dầu mỏ tăng nhiệt trong phiên cuối tuần.
Giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 76 xu lên 100,96 USD/thùng và giá dầu Brent biển Bắc tăng 95 xu lên 109,94 USD/thùng. Tính chung trong tuần giá dầu Brent tăng khoảng 3,3%- mức mạnh nhất tính từ 14/10 và giá dầu ngọt nhẹ tăng 4,3%, mức cao nhất kể từ 11/11.
Hãng sản xuất dầu mỏ Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) đã phải tạm ngừng hoạt động tại Syria. Sản lượng dầu mỏ của nước này đã giảm từ 120.000 thùng/ngày xuống 340.000 thùng/ngày do hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp.
Ngày 1/12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn mới đối với Iran, bất chấp cảnh báo động thái đó có thể đẩy giá dầu thô tăng mạnh. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định biện pháp trừng phạt sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp chính quyền của Tổng thống Obama chứng thực được rằng có đủ nguồn dầu mỏ từ các nhà cung cấp khác nhằm tránh gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu.
Cùng ngày các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt các biện trừng phạt đối với đối với các công ty Iran, đồng thời cảnh báo tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể nhằm vào ngành năng lượng có vai trò sống còn của nước này./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)