Ngày 11/2, tức mùng 2 Tết, Bộ Tài chính đã có báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường 3 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 (ngày 29, Mùng 1 và Mùng 2 Tết).
Theo Bộ Tài chính, hoạt động của thị trường Tết diễn ra rất sôi động trong ngày 29 Tết, ngày cuối cùng của năm, nhất là vào buổi sáng. Một số khách hàng cố gắng mua thêm những thứ còn thiếu để dự trữ cho vài ngày Tết, nhất là rau, củ quả.
Mặc dù nhiều siêu thị đến hết sáng ngày 29 Tết có xảy ra hiện tượng hết hàng, nhất là mặt hàng rau quả xanh, đồ đông lạnh, bánh mứt kẹo nội địa do sức mua tăng mạnh và các đơn vị kinh doanh không nhập thêm hàng vì sợ ế, nhưng không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.
Tại các chợ dân sinh, sáng ngày 29 Tết hoạt động mua bán cũng diễn ra sôi động, giá một số loại mặt hàng thực phẩm đầu giờ sáng có tăng nhẹ, riêng thịt bò mức tăng cao hơn các loại thực phẩm tươi sống khác. Tuy nhiên, so với Tết Nguyên đán 2012, giá các hàng hóa phục vụ Tết năm nay ở mức tương đương. Sau khi bán nốt những mặt hàng cuối cùng, hầu hết các siêu thị bắt đầu nghỉ Tết từ chiều ngày 29 Tết. Có nơi đã nghỉ bán từ 12 giờ trưa, có nơi tiếp tục bán đến 16 giờ chiều mới đóng cửa.
Ngày Mùng 1 Tết, hầu hết các cửa hàng cửa hiệu, siêu thị, trung tâm thương mại đều đóng cửa nghỉ bán hàng. Một số cửa hàng mở cửa vào chiều Mùng 1 Tết để lấy ngày, còn lại một số quán ăn (bún, phở) mở bán hàng chủ yếu phục vụ khách đi chơi xuân, đi thăm hỏi, đi lễ chùa đầu năm. Giá hàng ăn như bún ốc, phở…; giá trông giữ xe cao hơn ngày thường, có nơi thậm chí tăng gấp đôi ngày thường, tương tự như các năm trước.
Ngày Mùng 2 Tết, các chợ dân sinh, nhỏ lẻ cũng bắt đầu hoạt động nhưng chưa sôi nổi trở lại, chủ yếu là một số hàng bán thực phẩm, rau xanh, đồ khô bày bán bên ngoài cổng chợ. Người dân đi chợ ít, sức mua không cao do đã dự trữ nhiều từ trước Tết.
Giá nhiều loại thực phẩm nhất là rau xanh, trái cây tại các chợ dân sinh Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tăng cao vào ngày 29 Tết nay đã giảm trở lại bình thường như cà chua giá giảm 2.000 đồng/kg còn 15.000 đồng/kg, khổ qua và dưa leo giá giảm 10.000 đồng/kg còn 12.000-15.000 đồng/kg… Riêng trái cây giá đã giảm về mức giá ngày thường: quýt tiều và quýt đường còn 45.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc và mãng cầu 50.000-60.000 đồng/kg.
Tại Hà Nội, các chợ lẻ, chỉ rất ít tiểu thương kinh doanh buôn bán trở lại, chủ yếu là các gian hàng rau, củ (rau thơm, cà chua, cà rốt...), trái cây và bánh chưng, các quầy gia súc, gia cầm chưa kinh doanh trở lại. Cước taxi ổn định, tuy nhiên nhiều xe taxi từ chối các tuyến đi ngắn, chủ yếu nhận các tuyến dài như đi lễ xa hoặc ngoài Hà Nội.
Còn tại một số địa phương phía Bắc, giá thực phẩm ngày 2 Tết tăng cao, nhất là thịt lợn, thịt bò, cá chép. Tại Hải Dương giá các loại cá, tôm được bán trong chiều mùng 1 Tết hiện đã nhích lên từ 10 đến 12% so với trước Tết. Tuy nhiên, không có tình trạng khan hàng, sốt giá như những năm trước. Cụ thể, cá chép có giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg so với trước Tết), cá trắm đen có giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg (tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg), cá điêu hồng giá 60.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với ngày thường, cá chim có giá 100.000 đồng/kg, tăng 25.000 đồng/kg, cá thu có giá 250.000 đồng/kg, tăng 70.000 đồng/kg.
Lý giải về việc giá các loại tôm, cá tăng mạnh trong ngày đầu tiên của năm mới này, một tiểu thương tại chợ Lớn cho biết, nguyên nhân là do dịp Tết, nhiều tiểu thương tại chợ chưa hoạt động trở lại, nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, các chủ ao cung cấp cá cho chợ cũng nghỉ Tết, nên nguồn hàng cũng bị giảm đáng kể. Chính vì vậy, giá tôm, cá tăng mạnh. Tuy giá tăng cao, nhưng do sức mua trong ngày đầu tiên của năm mới này cũng không lớn, nên không xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn hàng tại các chợ.
Nhằm bình ổn giá dịp sau Tết, Bộ Tài chính cũng kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong dịp Tết; đặc biệt là công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí trên địa bàn địa phương; hạn chế tình trạng lợi dụng dịp Tết để tăng giá, phí bất hợp lý, nhất là tại các khu vực du lịch, lễ chùa./.
Theo Bộ Tài chính, hoạt động của thị trường Tết diễn ra rất sôi động trong ngày 29 Tết, ngày cuối cùng của năm, nhất là vào buổi sáng. Một số khách hàng cố gắng mua thêm những thứ còn thiếu để dự trữ cho vài ngày Tết, nhất là rau, củ quả.
Mặc dù nhiều siêu thị đến hết sáng ngày 29 Tết có xảy ra hiện tượng hết hàng, nhất là mặt hàng rau quả xanh, đồ đông lạnh, bánh mứt kẹo nội địa do sức mua tăng mạnh và các đơn vị kinh doanh không nhập thêm hàng vì sợ ế, nhưng không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.
Tại các chợ dân sinh, sáng ngày 29 Tết hoạt động mua bán cũng diễn ra sôi động, giá một số loại mặt hàng thực phẩm đầu giờ sáng có tăng nhẹ, riêng thịt bò mức tăng cao hơn các loại thực phẩm tươi sống khác. Tuy nhiên, so với Tết Nguyên đán 2012, giá các hàng hóa phục vụ Tết năm nay ở mức tương đương. Sau khi bán nốt những mặt hàng cuối cùng, hầu hết các siêu thị bắt đầu nghỉ Tết từ chiều ngày 29 Tết. Có nơi đã nghỉ bán từ 12 giờ trưa, có nơi tiếp tục bán đến 16 giờ chiều mới đóng cửa.
Ngày Mùng 1 Tết, hầu hết các cửa hàng cửa hiệu, siêu thị, trung tâm thương mại đều đóng cửa nghỉ bán hàng. Một số cửa hàng mở cửa vào chiều Mùng 1 Tết để lấy ngày, còn lại một số quán ăn (bún, phở) mở bán hàng chủ yếu phục vụ khách đi chơi xuân, đi thăm hỏi, đi lễ chùa đầu năm. Giá hàng ăn như bún ốc, phở…; giá trông giữ xe cao hơn ngày thường, có nơi thậm chí tăng gấp đôi ngày thường, tương tự như các năm trước.
Ngày Mùng 2 Tết, các chợ dân sinh, nhỏ lẻ cũng bắt đầu hoạt động nhưng chưa sôi nổi trở lại, chủ yếu là một số hàng bán thực phẩm, rau xanh, đồ khô bày bán bên ngoài cổng chợ. Người dân đi chợ ít, sức mua không cao do đã dự trữ nhiều từ trước Tết.
Giá nhiều loại thực phẩm nhất là rau xanh, trái cây tại các chợ dân sinh Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tăng cao vào ngày 29 Tết nay đã giảm trở lại bình thường như cà chua giá giảm 2.000 đồng/kg còn 15.000 đồng/kg, khổ qua và dưa leo giá giảm 10.000 đồng/kg còn 12.000-15.000 đồng/kg… Riêng trái cây giá đã giảm về mức giá ngày thường: quýt tiều và quýt đường còn 45.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc và mãng cầu 50.000-60.000 đồng/kg.
Tại Hà Nội, các chợ lẻ, chỉ rất ít tiểu thương kinh doanh buôn bán trở lại, chủ yếu là các gian hàng rau, củ (rau thơm, cà chua, cà rốt...), trái cây và bánh chưng, các quầy gia súc, gia cầm chưa kinh doanh trở lại. Cước taxi ổn định, tuy nhiên nhiều xe taxi từ chối các tuyến đi ngắn, chủ yếu nhận các tuyến dài như đi lễ xa hoặc ngoài Hà Nội.
Còn tại một số địa phương phía Bắc, giá thực phẩm ngày 2 Tết tăng cao, nhất là thịt lợn, thịt bò, cá chép. Tại Hải Dương giá các loại cá, tôm được bán trong chiều mùng 1 Tết hiện đã nhích lên từ 10 đến 12% so với trước Tết. Tuy nhiên, không có tình trạng khan hàng, sốt giá như những năm trước. Cụ thể, cá chép có giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg so với trước Tết), cá trắm đen có giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg (tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg), cá điêu hồng giá 60.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với ngày thường, cá chim có giá 100.000 đồng/kg, tăng 25.000 đồng/kg, cá thu có giá 250.000 đồng/kg, tăng 70.000 đồng/kg.
Lý giải về việc giá các loại tôm, cá tăng mạnh trong ngày đầu tiên của năm mới này, một tiểu thương tại chợ Lớn cho biết, nguyên nhân là do dịp Tết, nhiều tiểu thương tại chợ chưa hoạt động trở lại, nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, các chủ ao cung cấp cá cho chợ cũng nghỉ Tết, nên nguồn hàng cũng bị giảm đáng kể. Chính vì vậy, giá tôm, cá tăng mạnh. Tuy giá tăng cao, nhưng do sức mua trong ngày đầu tiên của năm mới này cũng không lớn, nên không xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn hàng tại các chợ.
Nhằm bình ổn giá dịp sau Tết, Bộ Tài chính cũng kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong dịp Tết; đặc biệt là công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí trên địa bàn địa phương; hạn chế tình trạng lợi dụng dịp Tết để tăng giá, phí bất hợp lý, nhất là tại các khu vực du lịch, lễ chùa./.
Thùy Dương (TTXVN)