Dạo qua nhiều diễn đàn trên mạng hiện nay dễ dàng nhận thấy vấn đề HIV/AIDS thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Có rất nhiều thắc mắc, tâm tư cùng nỗi lo sợ của họ đều được bộc bạch trên đó.
Một loạt các câu hỏi của các bạn trẻ đăng trên các diễn đàn hỏi các chuyên gia như: “Em có quan hệ với người bị hút chích ma túy, vậy có bị HIV không?"; “Ở những người mới nhiễm HIV thì có hay bị mụn trứng cá không?” hay “Cho em hỏi, với kết quả là âm tính với chỉ số kèm theo xét nghiệm này thì khả năng sau này dương tính của em có cao không ạ?”...
Theo một thống kê gần đây cho thấy, phần lớn các ca nhiễm HIV mới hiện nay là những người trẻ tuổi. Vì vậy, hiện nay thanh niên được xác định là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
Trước vấn đề đáng lo ngại đó, Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên đã được ra đời và sau 4 năm thực hiện, dự án đã đem lại nhiều hiệu quả.
Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ 20 triệu USD đã được thực hiện từ năm 2007-2011 tại 14 tỉnh, thành trong cả nước.
Những phòng xét nghiệm VTC không “ế”
Bạn Đinh Mạnh L. đến nhà hộ sinh Ba Đình, 12 Lê Trực, Hà Nội để làm xét nghiệm tự nguyện. L thổ lộ, em vẫn bán tín bán nghi không biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Qua tìm hiểu, L được biết tại đây có phòng xét nghiệm của dự án rất tốt và cho kết quả chính xác. Lấy hết quyết tâm, L quyết định đến phòng xét nghiệm để có được lời giải cho mình. Không riêng gì L, mà hiện nay có rất nhiều người đã tự nguyện đến với phòng xét nghiệm HIV.
Trong khuôn khổ của dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, nhiều phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VTC) đã được thành lập tại các tỉnh thành, từ thành phố như Hà Nội, đến các địa điểm vùng quê thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh…
Từ khi triển khai đến nay, các phòng VTC đã hoạt động mang lại kết quả khả quan. Nhiều đối tượng nhờ được sự vận động của các tình nguyện viên của chương trình đã đến xét nghiệm.
Phòng VTC thuộc Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được thành lập từ tháng 9/2008 đến nay đã thu hút được khá nhiều người.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Trần Sự - cán bộ của tâm y tế huyện Cẩm Khê cho biết, từ khi triển khai dự án và mở một phòng xét nghiệm ở vùng quê này phòng không hề bị “ế” mà nhận được sự hưởng ứng của khá nhiều người. Mỗi tháng có từ 40-45 trường hợp đến xét nghiệm tại trung tâm của anh.
Theo anh Sự, từ năm 2008 đến nay, phòng VTC thuộc Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê đã đón hơn 800 trường hợp đến xét nghiệm, trong đó có 59 ca dương tính, trường hợp dương tính được phát hiện gần đây nhất là ngày 21/4.
Những người đến xét nghiệm với nhiều tâm trạng, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sau khi lấy máu xét nghiệm, một tuần sau trung tâm đã có kết quả cho người bệnh.
Chị Trịnh Thị Hoài - một cán bộ phụ trách phòng dự án của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, đã có hơn 80.000 người đến xét nghiệm tự nguyện tại các phòng VTC. Điều này cho thấy, các phòng xét nghiệm đi vào hoạt động đã nhận được sự ủng hộ của người dân.
Tác động toàn diện
Có lẽ chưa bao giờ công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên lại có sự tuyên truyền toàn diện và nhận sự hưởng ứng đông đảo của lực lượng tình nguyện viên cả ba miền của đất nước như dự án này.
Trong dự án, một mạng lưới tư vấn trẻ nhiệt tình gồm 150 bạn trẻ, trong đó có những người có HIV đã đóng góp vai trò tư vấn cho dự án để đảm bảo cách tiếp cận sát thực và thân thiện với thanh niên.
Tại tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý của dự án chống HIV/AIDS trong thanh niên có 10 người, thêm vào đó là mạng lưới các tình nguyện viên cộng tác ở cơ sở lên tới 80 người.
Mỗi một tháng, Ban quản lý dự án tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và tất cả các tỉnh của dự án đều có một buổi sinh hoạt ở cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến cho nhiều đối những kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS. Ngoài lực lượng tình nguyện viên, điều đặc biệt là trong nhóm tuyên truyền ở tỉnh Bắc Ninh là nhiều người có HIV đã trực tiếp tham gia vào dự án với vai trò của một tuyên truyền viên.
Chị Hiền - chủ nhiệm nhóm tuyên truyền mang tên "Vì ngày mai tươi sáng" - là một người có HIV đã nhiệt tình tham gia công tác truyền thông, vận động tại địa phương trong mấy năm nay. Vượt qua những mặc cảm của bản thân, chị Hiền đã hòa đồng cùng những thành viên của dự án và trực tiếp tham gia để vận động và an ủi những người có cùng cảnh ngộ.
Không chỉ truyền thông trực tiếp, chiến dịch truyền thông đại chúng trên toàn quốc và tại các tỉnh của dự án đã giúp nhiều bạn trẻ dễ dàng tiếp cận các thông tin và kiến thức về các con đường lây nhiễm HIV.
Bộ phim truyền hình “Nhà có nhiều cửa sổ” dài 105 tập về đề tài HIV/AIDS khai thác các câu chuyện về cuộc sống của thanh niên Việt Nam ngày nay trong những tình huống khác nhau. Phim đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người xem, bởi những nhân vật nhiễm HIV trong phim đã biết vượt lên trên những cám dỗ để sống có nghị lực, là người có ích.
Bên cạnh đó, chương trình gọi điện thoại trên sóng phát thanh “60 phút bạn và tôi” hàng tuần tại 15 tỉnh đã thu hút và mang lại cho thanh niên cơ hội thảo luận những vấn đề trong cuộc sống của thanh niên như HIV/AIDS, tình yêu, tình dục, hôn nhân và lạm dụng ma tuý…
Trong bốn năm qua, dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên được thực hiện tại 14 tỉnh, thành gồm Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Tháp đạt được những kết quả khả quan và đã có nhiều tác động hiệu quả giúp nhiều thanh niên hiểu, thay đổi hành vi từ đó hạn chế sự lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư./.
Một loạt các câu hỏi của các bạn trẻ đăng trên các diễn đàn hỏi các chuyên gia như: “Em có quan hệ với người bị hút chích ma túy, vậy có bị HIV không?"; “Ở những người mới nhiễm HIV thì có hay bị mụn trứng cá không?” hay “Cho em hỏi, với kết quả là âm tính với chỉ số kèm theo xét nghiệm này thì khả năng sau này dương tính của em có cao không ạ?”...
Theo một thống kê gần đây cho thấy, phần lớn các ca nhiễm HIV mới hiện nay là những người trẻ tuổi. Vì vậy, hiện nay thanh niên được xác định là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
Trước vấn đề đáng lo ngại đó, Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên đã được ra đời và sau 4 năm thực hiện, dự án đã đem lại nhiều hiệu quả.
Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ 20 triệu USD đã được thực hiện từ năm 2007-2011 tại 14 tỉnh, thành trong cả nước.
Những phòng xét nghiệm VTC không “ế”
Bạn Đinh Mạnh L. đến nhà hộ sinh Ba Đình, 12 Lê Trực, Hà Nội để làm xét nghiệm tự nguyện. L thổ lộ, em vẫn bán tín bán nghi không biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Qua tìm hiểu, L được biết tại đây có phòng xét nghiệm của dự án rất tốt và cho kết quả chính xác. Lấy hết quyết tâm, L quyết định đến phòng xét nghiệm để có được lời giải cho mình. Không riêng gì L, mà hiện nay có rất nhiều người đã tự nguyện đến với phòng xét nghiệm HIV.
Trong khuôn khổ của dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, nhiều phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VTC) đã được thành lập tại các tỉnh thành, từ thành phố như Hà Nội, đến các địa điểm vùng quê thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh…
Từ khi triển khai đến nay, các phòng VTC đã hoạt động mang lại kết quả khả quan. Nhiều đối tượng nhờ được sự vận động của các tình nguyện viên của chương trình đã đến xét nghiệm.
Phòng VTC thuộc Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được thành lập từ tháng 9/2008 đến nay đã thu hút được khá nhiều người.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Trần Sự - cán bộ của tâm y tế huyện Cẩm Khê cho biết, từ khi triển khai dự án và mở một phòng xét nghiệm ở vùng quê này phòng không hề bị “ế” mà nhận được sự hưởng ứng của khá nhiều người. Mỗi tháng có từ 40-45 trường hợp đến xét nghiệm tại trung tâm của anh.
Theo anh Sự, từ năm 2008 đến nay, phòng VTC thuộc Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê đã đón hơn 800 trường hợp đến xét nghiệm, trong đó có 59 ca dương tính, trường hợp dương tính được phát hiện gần đây nhất là ngày 21/4.
Những người đến xét nghiệm với nhiều tâm trạng, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sau khi lấy máu xét nghiệm, một tuần sau trung tâm đã có kết quả cho người bệnh.
Chị Trịnh Thị Hoài - một cán bộ phụ trách phòng dự án của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, đã có hơn 80.000 người đến xét nghiệm tự nguyện tại các phòng VTC. Điều này cho thấy, các phòng xét nghiệm đi vào hoạt động đã nhận được sự ủng hộ của người dân.
Tác động toàn diện
Có lẽ chưa bao giờ công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên lại có sự tuyên truyền toàn diện và nhận sự hưởng ứng đông đảo của lực lượng tình nguyện viên cả ba miền của đất nước như dự án này.
Trong dự án, một mạng lưới tư vấn trẻ nhiệt tình gồm 150 bạn trẻ, trong đó có những người có HIV đã đóng góp vai trò tư vấn cho dự án để đảm bảo cách tiếp cận sát thực và thân thiện với thanh niên.
Tại tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý của dự án chống HIV/AIDS trong thanh niên có 10 người, thêm vào đó là mạng lưới các tình nguyện viên cộng tác ở cơ sở lên tới 80 người.
Mỗi một tháng, Ban quản lý dự án tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và tất cả các tỉnh của dự án đều có một buổi sinh hoạt ở cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến cho nhiều đối những kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS. Ngoài lực lượng tình nguyện viên, điều đặc biệt là trong nhóm tuyên truyền ở tỉnh Bắc Ninh là nhiều người có HIV đã trực tiếp tham gia vào dự án với vai trò của một tuyên truyền viên.
Chị Hiền - chủ nhiệm nhóm tuyên truyền mang tên "Vì ngày mai tươi sáng" - là một người có HIV đã nhiệt tình tham gia công tác truyền thông, vận động tại địa phương trong mấy năm nay. Vượt qua những mặc cảm của bản thân, chị Hiền đã hòa đồng cùng những thành viên của dự án và trực tiếp tham gia để vận động và an ủi những người có cùng cảnh ngộ.
Không chỉ truyền thông trực tiếp, chiến dịch truyền thông đại chúng trên toàn quốc và tại các tỉnh của dự án đã giúp nhiều bạn trẻ dễ dàng tiếp cận các thông tin và kiến thức về các con đường lây nhiễm HIV.
Bộ phim truyền hình “Nhà có nhiều cửa sổ” dài 105 tập về đề tài HIV/AIDS khai thác các câu chuyện về cuộc sống của thanh niên Việt Nam ngày nay trong những tình huống khác nhau. Phim đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người xem, bởi những nhân vật nhiễm HIV trong phim đã biết vượt lên trên những cám dỗ để sống có nghị lực, là người có ích.
Bên cạnh đó, chương trình gọi điện thoại trên sóng phát thanh “60 phút bạn và tôi” hàng tuần tại 15 tỉnh đã thu hút và mang lại cho thanh niên cơ hội thảo luận những vấn đề trong cuộc sống của thanh niên như HIV/AIDS, tình yêu, tình dục, hôn nhân và lạm dụng ma tuý…
Trong bốn năm qua, dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên được thực hiện tại 14 tỉnh, thành gồm Điện Biên, Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Tháp đạt được những kết quả khả quan và đã có nhiều tác động hiệu quả giúp nhiều thanh niên hiểu, thay đổi hành vi từ đó hạn chế sự lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư./.
Thùy Giang (Vietnam+)