Ngày 17/6, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất vụ Hè Thu 2013 tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị nhận định: mùa khô năm 2013, tình trạng thiếu nước ở Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra gay gắt. Trong khi đó, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong luôn thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 10-40%.
Từ đầu năm đến nay, dòng chảy ở hạ lưu sông Mekong thấp hơn trung và thượng nguồn 10-20%. Tình trạng khô hạn đã xảy ra ở nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn sâu vào nội đồng đã xuất hiện sớm hơn 1 tháng so trung bình nhiều năm. Hiện nước mặn đã xâm nhập từ 40-60km với độ mặn dao động từ 3-4% độ. Do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, 5.928ha lúa Hè Thu bị thiệt hại.
Trước tình hình trên, ngay từ đầu mùa khô, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức nhiều hội nghị tại Dồng bằng sông Cửu Long, triển khai các giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn đồng thời đã đề nghị và đã được Chính phủ hỗ trợ 282,3 tỷ đồng kinh phí mua giống, chống hạn và xâm nhập mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bộ còn thành lập nhiều đoàn đến Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiểm tra, đôn đốc, triển khai các giải pháp phòng chống hạn, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Nông dân, nhất là ở các tỉnh ven biển tích cực nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm nên sản xuất vụ lúa Hè Thu được giữ vững và trúng mùa.
Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai sản xuất vụ lúa Thu Đông tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kế hoạch đề ra, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống 700.000ha lúa trong 3 đợt. Trong tháng Sáu này xuống giống 200.000ha, tháng Bảy tới xuống giống 400.000ha và tháng Tám tới xuống giống 100.000ha, phấn đấu đạt sản lượng 3,479 triệu tấn./.
Hội nghị nhận định: mùa khô năm 2013, tình trạng thiếu nước ở Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra gay gắt. Trong khi đó, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong luôn thiếu hụt so trung bình nhiều năm từ 10-40%.
Từ đầu năm đến nay, dòng chảy ở hạ lưu sông Mekong thấp hơn trung và thượng nguồn 10-20%. Tình trạng khô hạn đã xảy ra ở nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn sâu vào nội đồng đã xuất hiện sớm hơn 1 tháng so trung bình nhiều năm. Hiện nước mặn đã xâm nhập từ 40-60km với độ mặn dao động từ 3-4% độ. Do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, 5.928ha lúa Hè Thu bị thiệt hại.
Trước tình hình trên, ngay từ đầu mùa khô, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức nhiều hội nghị tại Dồng bằng sông Cửu Long, triển khai các giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn đồng thời đã đề nghị và đã được Chính phủ hỗ trợ 282,3 tỷ đồng kinh phí mua giống, chống hạn và xâm nhập mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bộ còn thành lập nhiều đoàn đến Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiểm tra, đôn đốc, triển khai các giải pháp phòng chống hạn, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Nông dân, nhất là ở các tỉnh ven biển tích cực nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm nên sản xuất vụ lúa Hè Thu được giữ vững và trúng mùa.
Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai sản xuất vụ lúa Thu Đông tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kế hoạch đề ra, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống 700.000ha lúa trong 3 đợt. Trong tháng Sáu này xuống giống 200.000ha, tháng Bảy tới xuống giống 400.000ha và tháng Tám tới xuống giống 100.000ha, phấn đấu đạt sản lượng 3,479 triệu tấn./.
Thế Đạt (TTXVN)