Sáng 22/11, đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận dự án Bộ luật lao động (sửa đổi).
Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cần làm rõ thêm về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật; các nội dung quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu, hợp đồng lao động, thời gian làm thêm, thời gian nghỉ ngơi; về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quyền nghỉ hưu và tuổi nghỉ hưu, các quy định về thời gian nghỉ thai sản...
Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ quan điểm tán thành sự cần thiết sửa đổi Bộ Luật lao động. Đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động sau gần 16 năm thi hành, đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn) phân tích tình hình kinh tế - xã hội cũng như thị trường lao động và quan hệ lao động đã có nhiều đổi mới, đòi hỏi Bộ luật lao động phải được sửa đổi, bổ sung.
Đến nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, do đó đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về lao động, nhưng các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tồn tại nhiều bất cập trong việc thực hiện pháp luật về lao động.
Tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội của người lao động còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, tiền lương không thỏa đáng với công sức đóng góp của người lao động; trang thiết bị bảo hộ lao động còn sơ sài dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động đông người, tình trạng đình công xảy ra, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Từ những bất cập đó, vai trò quản lý nhà nước đối với pháp luật về lao động cần phải được nâng cao hơn nữa. Bộ luật lao động (sửa đổi) cần phải quy định rõ và nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, đồng thời quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người lao động - đại biểu đề nghị.
Đề nghị xây dựng lương tối thiểu sát với thực tế
Đề cập về tiền lương tối thiểu, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) lập luận vấn đề tiền lương nói chung, tiền lương tối thiểu nói riêng là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong các quan hệ lao động.
Nhìn vào tiền lương ở một doanh nghiệp, mức lương tối thiểu của một quốc gia cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ của nguồn nhân lực, mức thu nhập và mức sống trung bình của một quốc gia. Mức lương tối thiểu là nền tảng trong quan hệ lao động hài hòa ở một quốc gia, mức lương tối thiểu sẽ biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và theo giá cả thị trường.
Đại biểu nêu thực tế hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều lấy lương tối thiểu để xác định thang bảng lương cho công nhân và xác định đây là cơ sở pháp lý chủ yếu để trả lương cho công nhân.
Nhiều doanh nghiệp lấy mức lương tối thiểu để làm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, rất ít doanh nghiệp nâng cao mức lương tối thiểu so với mức lương quy định của nhà nước và cũng rất ít doanh nghiệp chia sẻ giá trị thặng dư nâng cao năng suất lao động cho người lao động - đại biểu chia sẻ.
Nhất trí với phương án trong dự thảo luật nêu Quốc hội giao cho Chính phủ quy định mức lương tối thiểu theo đề nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia để đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động và lương phù hợp với tình hình thị trường, đại biểu đề nghị Quốc hội quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn các căn cứ để làm cơ sở cho quyết định của Chính phủ và làm căn cứ để Quốc hội giám sát trong việc quy định mức lương tối thiểu.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) khẳng định vấn đề tiền lương và lương tối thiểu là một vấn đề rất quan trọng, là nguyên nhân của tất cả những nguyên nhân xảy ra tranh chấp và đình công trong thời gian vừa qua.
Tiền lương các doanh nghiệp trả cho người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI xoay quanh tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, đại biểu nêu vấn đề tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định không bám sát thực tế của xã hội, không bám sát giá thị trường, mà các doanh nghiệp xây dựng tiền lương của đơn vị trên cơ sở đó nên mức lương cũng chưa thỏa đáng. Đại biểu đề nghị cần phải kiến tạo lại lương tối thiểu cho sát với thực tế.
Đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đề xuất nên có thỏa ước lao động ngành, đây chính là thỏa ước để quy định cho toàn hệ thống trong ngành về xây dựng thang bảng lương, trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi của người lao động được tốt hơn.
Bàn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Đây là nội dung thảo luận được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhận xét nội dung tranh chấp lao động trong dự án so với Bộ luật hiện hành có sửa, nhưng thực chất cơ chế 3 bên để giải quyết đình công là chưa đạt. Đại biểu khẳng định vai trò của người đại diện lao động, tập thể người lao động, trong đó công đoàn đóng vai trò quyết định trong vấn đề này.
Xung quanh việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị xem lại quy định về đình công và giải quyết đình công. Đại biểu nêu thực tế tập thể người lao động đình công yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền và lợi ích đan xen lẫn nhau.
Trong khi đó, dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) quy định không cho phép đình công tranh chấp về quyền, mà chỉ đình công khi tranh chấp về lợi ích, từ đó chưa quy định quy trình giải quyết cuộc đình công có cả tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích.
Đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định cho phép công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp tham gia hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Đại biểu Trần Thanh Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng việc xác định cơ chế thương lượng với tập thể người lao động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra một cơ chế để người lao động được thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở, nhất là đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, tạo điều kiện cho người lao động có quyền được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của mình, trên cơ sở đó góp phần giải quyết những điều tích tụ có thể xảy ra tranh chấp lao động tập thể.
Đại biểu nêu vấn đề địa bàn tranh chấp lao động tập thể ngày càng mở rộng, nhưng nguyên nhân tranh chấp không thay đổi, điều đó đặt vấn đề là Bộ luật lao động sẽ có chế tài ra sao.
Đại biểu Trần Thanh Hải nhấn mạnh năm 2011 đã xuất hiện một số tác nhân mới bên ngoài quan hệ lao động dẫn đến tranh chấp lao động. Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu không chỉ vấn đề quan hệ lao động giữa người lao động, người sử dụng lao động và các chế độ chính sách có liên quan mà phải xem xét một cách tổng thể hơn./.
Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cần làm rõ thêm về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật; các nội dung quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu, hợp đồng lao động, thời gian làm thêm, thời gian nghỉ ngơi; về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quyền nghỉ hưu và tuổi nghỉ hưu, các quy định về thời gian nghỉ thai sản...
Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ quan điểm tán thành sự cần thiết sửa đổi Bộ Luật lao động. Đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động sau gần 16 năm thi hành, đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn) phân tích tình hình kinh tế - xã hội cũng như thị trường lao động và quan hệ lao động đã có nhiều đổi mới, đòi hỏi Bộ luật lao động phải được sửa đổi, bổ sung.
Đến nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, do đó đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về lao động, nhưng các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tồn tại nhiều bất cập trong việc thực hiện pháp luật về lao động.
Tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội của người lao động còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, tiền lương không thỏa đáng với công sức đóng góp của người lao động; trang thiết bị bảo hộ lao động còn sơ sài dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động đông người, tình trạng đình công xảy ra, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Từ những bất cập đó, vai trò quản lý nhà nước đối với pháp luật về lao động cần phải được nâng cao hơn nữa. Bộ luật lao động (sửa đổi) cần phải quy định rõ và nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, đồng thời quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người lao động - đại biểu đề nghị.
Đề nghị xây dựng lương tối thiểu sát với thực tế
Đề cập về tiền lương tối thiểu, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) lập luận vấn đề tiền lương nói chung, tiền lương tối thiểu nói riêng là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong các quan hệ lao động.
Nhìn vào tiền lương ở một doanh nghiệp, mức lương tối thiểu của một quốc gia cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ của nguồn nhân lực, mức thu nhập và mức sống trung bình của một quốc gia. Mức lương tối thiểu là nền tảng trong quan hệ lao động hài hòa ở một quốc gia, mức lương tối thiểu sẽ biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và theo giá cả thị trường.
Đại biểu nêu thực tế hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều lấy lương tối thiểu để xác định thang bảng lương cho công nhân và xác định đây là cơ sở pháp lý chủ yếu để trả lương cho công nhân.
Nhiều doanh nghiệp lấy mức lương tối thiểu để làm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, rất ít doanh nghiệp nâng cao mức lương tối thiểu so với mức lương quy định của nhà nước và cũng rất ít doanh nghiệp chia sẻ giá trị thặng dư nâng cao năng suất lao động cho người lao động - đại biểu chia sẻ.
Nhất trí với phương án trong dự thảo luật nêu Quốc hội giao cho Chính phủ quy định mức lương tối thiểu theo đề nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia để đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động và lương phù hợp với tình hình thị trường, đại biểu đề nghị Quốc hội quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn các căn cứ để làm cơ sở cho quyết định của Chính phủ và làm căn cứ để Quốc hội giám sát trong việc quy định mức lương tối thiểu.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) khẳng định vấn đề tiền lương và lương tối thiểu là một vấn đề rất quan trọng, là nguyên nhân của tất cả những nguyên nhân xảy ra tranh chấp và đình công trong thời gian vừa qua.
Tiền lương các doanh nghiệp trả cho người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI xoay quanh tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, đại biểu nêu vấn đề tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định không bám sát thực tế của xã hội, không bám sát giá thị trường, mà các doanh nghiệp xây dựng tiền lương của đơn vị trên cơ sở đó nên mức lương cũng chưa thỏa đáng. Đại biểu đề nghị cần phải kiến tạo lại lương tối thiểu cho sát với thực tế.
Đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) đề xuất nên có thỏa ước lao động ngành, đây chính là thỏa ước để quy định cho toàn hệ thống trong ngành về xây dựng thang bảng lương, trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi của người lao động được tốt hơn.
Bàn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Đây là nội dung thảo luận được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) nhận xét nội dung tranh chấp lao động trong dự án so với Bộ luật hiện hành có sửa, nhưng thực chất cơ chế 3 bên để giải quyết đình công là chưa đạt. Đại biểu khẳng định vai trò của người đại diện lao động, tập thể người lao động, trong đó công đoàn đóng vai trò quyết định trong vấn đề này.
Xung quanh việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị xem lại quy định về đình công và giải quyết đình công. Đại biểu nêu thực tế tập thể người lao động đình công yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền và lợi ích đan xen lẫn nhau.
Trong khi đó, dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) quy định không cho phép đình công tranh chấp về quyền, mà chỉ đình công khi tranh chấp về lợi ích, từ đó chưa quy định quy trình giải quyết cuộc đình công có cả tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích.
Đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định cho phép công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp tham gia hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Đại biểu Trần Thanh Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng việc xác định cơ chế thương lượng với tập thể người lao động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra một cơ chế để người lao động được thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở, nhất là đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, tạo điều kiện cho người lao động có quyền được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của mình, trên cơ sở đó góp phần giải quyết những điều tích tụ có thể xảy ra tranh chấp lao động tập thể.
Đại biểu nêu vấn đề địa bàn tranh chấp lao động tập thể ngày càng mở rộng, nhưng nguyên nhân tranh chấp không thay đổi, điều đó đặt vấn đề là Bộ luật lao động sẽ có chế tài ra sao.
Đại biểu Trần Thanh Hải nhấn mạnh năm 2011 đã xuất hiện một số tác nhân mới bên ngoài quan hệ lao động dẫn đến tranh chấp lao động. Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu không chỉ vấn đề quan hệ lao động giữa người lao động, người sử dụng lao động và các chế độ chính sách có liên quan mà phải xem xét một cách tổng thể hơn./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)