Vụ Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương) nhận định do kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút dẫn đến việc người tiêu dùng thắt chặt hầu bao tiêu dùng. Vì thế, trong năm nay, ngành dệt may sẽ tiếp tục phải cạnh tranh quyết liệt hơn.
Cụ thể, sản xuất nguyên liệu vải gần đây có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của đơn hàng xuất khẩu giảm và tiêu dùng trong nước cũng giảm sút hơn so với trước. Do đó, thị trường nhập khẩu được coi là yếu tố quyết định lớn nhất đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu thận trọng từng thị trường để khai thác tối đa lợi ích. Ngoài xu hướng thị trường và các yếu tố cạnh tranh truyền thống như năng suất, chất lượng, giá cả…, thương mại dệt may thế giới đang nổi lên vấn đề trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp và môi trường. Đây chính là thách thức lớn mà doanh nghiệp ngành này cần phải nhận thức rõ và tích cực tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này.
Thống kê từ Vụ Xuất Nhập khẩu cho thấy, hiện chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp dệt may lớn có đơn hàng đến hết quí III và quí IV, trong khi cùng kỳ năm trước hầu hết doanh nghiệp trong ngành đã kín đơn hàng đến hết quí II. Chỉ riêng tháng 1 vừa qua, vải dệt sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 22% so với cùng kỳ, quần áo may sẵn cho người lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu cũng giảm 10,9%.
Theo các chuyên gia thương mại, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất của ngành là giá nhân công và chi phí đầu vào tăng do không chủ động được nguồn nguyên liệu; xuất khẩu chịu tác động mạnh từ chính sách tài chính của châu Âu và từ tiết kiệm tiêu dùng của Nhật Bản nên một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất áo sơmi và quần âu đã bị hủy hợp đồng, thậm chí không ký được đơn hàng.
Để xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 tiếp tục tăng trưởng như năm trước, Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may cần giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước; đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành./.
Cụ thể, sản xuất nguyên liệu vải gần đây có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của đơn hàng xuất khẩu giảm và tiêu dùng trong nước cũng giảm sút hơn so với trước. Do đó, thị trường nhập khẩu được coi là yếu tố quyết định lớn nhất đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu thận trọng từng thị trường để khai thác tối đa lợi ích. Ngoài xu hướng thị trường và các yếu tố cạnh tranh truyền thống như năng suất, chất lượng, giá cả…, thương mại dệt may thế giới đang nổi lên vấn đề trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp và môi trường. Đây chính là thách thức lớn mà doanh nghiệp ngành này cần phải nhận thức rõ và tích cực tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này.
Thống kê từ Vụ Xuất Nhập khẩu cho thấy, hiện chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp dệt may lớn có đơn hàng đến hết quí III và quí IV, trong khi cùng kỳ năm trước hầu hết doanh nghiệp trong ngành đã kín đơn hàng đến hết quí II. Chỉ riêng tháng 1 vừa qua, vải dệt sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 22% so với cùng kỳ, quần áo may sẵn cho người lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu cũng giảm 10,9%.
Theo các chuyên gia thương mại, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất của ngành là giá nhân công và chi phí đầu vào tăng do không chủ động được nguồn nguyên liệu; xuất khẩu chịu tác động mạnh từ chính sách tài chính của châu Âu và từ tiết kiệm tiêu dùng của Nhật Bản nên một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất áo sơmi và quần âu đã bị hủy hợp đồng, thậm chí không ký được đơn hàng.
Để xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 tiếp tục tăng trưởng như năm trước, Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may cần giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước; đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)